trong khu vực
- Những hoạt động đổi mới định kì - Mô hình tương tác - Những quá trình R&D định kì - Tăng cường sự đồng lực và học tập tập thể 5 Quy tắc ứng xử; Tiêu chuẩn hành vi Những quy tắc không chính thức, những hành vi được xã hội chấp nhận, hình phạt với những hành vi sai trái
Bộ hướng dẫn hành vi, cách giảm thiểu các cơ hội và nguy cơ.
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể nhận định được vai trò to lớn, tầm quan trọng của yếu tố văn hoá, cụ thể là văn hoá vùng tới quá trình ĐMST của các doanh nghiệp trong vùng, trong khu vực. Các yếu tố văn hoá là nền tảng, nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành quá trình ĐMST. Sự khác biệt về văn hoá giữa các vùng miền, khu vực dẫn tới sự khác nhau trong cách các doanh nghiệp tiếp cận với ĐMST. Chính sự khác nhau này đã hình thành nét đặc trưng riêng trong suy nghĩ, ngôn ngữ, cách giao tiếp và hành vi ứng xử của các chủ thể. Vì vậy, tình hình ĐMST tại mỗi vùng miền, khu vực cũng sẽ thay đổi.
2.3.2 Phân tích ảnh hưởng của văn hóa vùng tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp doanh nghiệp
Chen, Podolski & Veeraraghavan (2017) đã nhận định văn hóa vùng có tác động hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Con người là nhân tố cốt lõi trong quá trình ĐMST của doanh nghiệp. Trong khi đó, văn hoá vùng tác động sâu sắc đến lối sống, nếp suy nghĩ, hành vi, cách ứng xử của dân cư trong vùng đó.
• Phương ngữ:
Ngôn ngữ là một khía cạnh quan trọng trong bất kì nền văn hoá nào. Mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác nhau sẽ có sự khác biệt trong ngôn ngữ, cách thức giao tiếp. Ahn & Kim (2017) đưa ra và chứng minh giả thuyết về những giá trị chung và ngôn ngữ có vai trò thúc đẩy hiệu quả ĐMST trong doanh nghiệp dựa trên những ảnh hưởng của chúng lên việc chia sẻ kiến thức chung trong công ty. Phương ngữ là một hệ thống ngôn ngữ được sử dụng ở một khu vực, địa phương nhất định. Herrmann-Pillath, Libman & Yu (2014) đã khẳng định phương ngữ là biểu hiện của văn hóa vùng. Qua nghiên cứu về tác động của văn hoá đến ĐMST trên phạm vi toàn Trung Quốc, Wei, Kang & Wang (2019) khẳng định phương ngữ có tác động mạnh mẽ đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp.
• Quê quán CEO:
Nhân tố “Nơi sinh” có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị và hành vi xã hội của một cá nhân (Boas, 2010). Một cách hiển nhiên, CEO của doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nền văn hoá nơi mình sinh ra và lớn lên, mang trong mình đặc tính riêng, chịu tác động bởi những nét văn hoá của vùng/khu vực sinh ra và trưởng thành.
Trong khi đó, CEO là nhân sự chủ chốt đứng đầu doanh nghiệp, là nhân sự cốt lõi trong quá trình ĐMST của doanh nghiệp. Tate & Yang (2015) đã đưa ra nhận định rằng đặc điểm cá nhân của CEO thường đóng vai trò quyết định trong văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp nói chung thường là do CEO. Việc sử dụng dữ liệu nơi sinh của CEO để đánh giá các đặc điểm văn hóa vùng/khu vực giúp nhận diện được văn hóa ở cấp độ doanh nghiệp mà CEO đó đang điều hành.
Năng lực ĐMST của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ những quyết định của CEO, những đặc điểm liên quan đến CEO của doanh nghiệp đó (Glasso & Simcoe, 2011). Do đó, việc nghiên cứu về quê quán của người đứng đầu doanh nghiệp - CEO sẽ giúp chúng ta đưa ra thêm nhiều đánh giá ẩn sâu bên trong những quyết định của CEO, đặc biệt trong việc thúc đẩy năng lực ĐMST của doanh nghiệp.
• Trụ sở công ty:
Như đã đề cập, văn hoá vùng mang bản sắc của khu vực phân chia theo địa lý. Yếu tố vùng (địa lý khu vực) thuộc một cấp quản lý hành chính nhà nước và trong một vùng có
thể có nhiều lãnh thổ và là biểu hiện của sự thống nhất về mặt tổ chức (Allen & cộng sự, 1998; Amin, 2004; Bristow, 2010; Castells, 1996; Cooke & Morgan, 1994; Gilbert, 1988). Theo Adam (2019), trụ sở chính của công ty (headquarter) là nơi đặt ban giám đốc điều hành và các nhân viên quản lý và hỗ trợ chủ chốt của công ty. Trụ sở chính của công ty được coi là địa điểm uy tín nhất của doanh nghiệp và cũng có thể tạo uy tín cho thành phố chủ nhà và giúp thu hút các doanh nghiệp khác đến khu vực. Trụ sở chính của công ty phản ánh yếu tố vùng/địa lí mà công ty đó chịu ảnh hưởng. Bởi vì từng vùng có các điều kiện về vị trí địa lý kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, nguồn nhân lực, v.v... khác nhau cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh và sáng tạo đổi mới của từng công ty (Trần, 2014).
Có thể thấy, những nhận định cụ thể trên cho thấy các nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hoá vùng tới năng lực ĐMST của doanh nghiệp trên thế giới hiện tại còn hạn chế về mặt số lượng. Đa phần đang sử dụng khung lý thuyết 6 chiều văn hoá của Hofstede. Phương pháp nghiên cứu thông thường là khảo sát và/hoặc nghiên cứu tình huống và bối cảnh nghiên cứu được thực hiện tại các quốc gia phát triển ở Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á, như Trung Quốc, Ai Cập, Hungary,....
Xét trên mặt tích cực trong mối quan hệ giữa văn hoá vùng và năng lực ĐMST, theo Trippl & Toedtling (2008), văn hoá vùng với khía cạnh là các thói quen hành vi của các công ty, tổ chức và của các chủ thể chính sách. Những thói quen như vậy làm giảm sự không chắc chắn, giúp đưa ra quyết định và do đó, làm thúc đẩy công nghệ mới. Các hành vi, thói quen và tập quán đó cũng có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng và khả năng thực hiện các dự án kinh doanh mới, chấp nhận rủi ro và thành lập các công ty mới,
Xét trên mặt tiêu cực, Trippl & Toedtling (2008) đưa ra ý kiến rằng văn hóa khu vực có thể trở nên bảo thủ, mạng lưới quá mạnh và khép kín, và thói quen là một trở ngại cho sự thay đổi. Vì vậy, văn hóa khu vực đã trở thành một trở ngại lớn cho sự đổi mới.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã nêu ở Chương 2, nhóm nghiên cứu đề xuất các giả thuyết về tác động của văn hóa vùng tới năng lực ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó nghiên cứu trình bày cách thu thập bộ dữ liệu và mô tả dữ liệu, cuối cùng là đề xuất lên mô hình hồi quy phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.