Kiểm định khuyết tật mô hình – Phân tích phương sai một yếu tố

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 52 - 54)

Vì mô hình sử dụng mô hình Logit nên kiểm định cần có là kiểm định về sự khác biệt của giá trị trung bình mẫu, và để phù hợp cho biến phụ thuộc có từ 2 giá trị trở lên trong nghiên cứu của nhóm, nhóm quyết định sử dụng phương pháp kiểm định Phân tích phương sai một yếu tố - Oneway ANOVA (Howell, 2002).

Phân tích phương sai (Analysis of Variance) hay còn gọi là kiểm định ANOVA là một kỹ thuật thống kê tham số được sử dụng để so sánh các bộ dữ liệu. Nói một cách dễ hiểu, phân tích ANOVA có chức năng đánh giá sự khác biệt tiềm năng trong một biến phụ thuộc mức quy mô bằng một biến mức danh nghĩa có từ 2 loại trở lên. Các nhà phân tích sử dụng thử nghiệm ANOVA để xác định ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong nghiên cứu hồi quy. Kỹ thuật kiểm định ANOVA này được phát triển bởi Ronald Fisher năm 1918 trong bài báo ‘Mối tương quan giữa những người họ hàng trên cơ sở giả định của Thừa kế Mendel’. Ứng dụng đầu tiên của ông về phân tích phương sai được xuất bản vào năm 1921. Phân tích phương sai được biết đến rộng rãi sau khi được đưa vào cuốn sách của Fisher (1925).

Phân tích phương sai một yếu tố (còn gọi là oneway anova) dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%. One- way ANOVA là một loại thử nghiệm thống kê so sánh phương sai trong nhóm có nghĩa là trong một mẫu trong khi chỉ xem xét một yếu tố hoặc một biến độc lập. Phương sai một yếu tố so sánh ba hoặc nhiều hơn ba nhóm phân loại để xác định xem có sự khác biệt giữa chúng hay không (Blair, 1981). Trong mỗi nhóm nên có ba hoặc nhiều quan sát và phương tiện của các mẫu được so sánh.

Trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng kiểm định của Bartlett cho các phương sai đồng nhất. Kết quả được đọc theo quy tắc:

• (Prob > chi2) < 0.05 thì phương sai giữa các nhóm không đồng nhất. • (Prob > chi2) > 0.05 thì phương sai giữa các nhóm đồng nhất.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ VÙNG ĐẾN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chương 4 sẽ trình bày các vấn đề xoay quanh tác động của của vùng văn hoá tới ĐMST dựa trên số liệu thu thập được qua báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các công ty sàn HNX giai đoạn 2017-2019. Nội dung Chương này sẽ được thể hiện qua kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu, kết quả các kiểm định và thảo luận về kết quả hồi quy thu được. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thiết yếu để nhom tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh ảnh hưởng của những yếu tố thuộc đặc điểm vùng văn hoá vào phát triển năng lực ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của văn hóa VÙNG tới NĂNG lực đổi mới SÁNG tạo của DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)