Tổng quan về ẩm thực Trung Hoa 1 Lịch sử ẩm thực Trung Hoa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, PHÁT TRIỂN ẩm THỰC TRUNG HOA TRÊN địa bàn PHỐ NGƯỜI HOA tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 26)

2.1.1.1 Lịch sử ẩm thực Trung Hoa

Văn hóa ẩm thực đặc sắc của xứ sở tỷ dân luôn chứa đựng những tinh hoa được cải biến và tinh luyện cùng tiến trình hàng ngàn năm lịch sử của nền văn minh Trung Hoa. Từ thời kỳ nhà Thương đến triều Đại Thanh, mỗi giai đoạn đều xuất hiện những dấu ấn riêng biệt, chứng tỏ sức hấp dẫn ngàn năm.

Với tên gọi “thực đơn cổ nhất”, thời kỳ Thương – Chu (205 TCN – 256 TCN) được xem như giai đoạn đánh dấu sự khởi đầu cho văn hóa ẩm thực Trung Hoa với đại diện tiêu biểu là các trường phái ẩm thực ở khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà.

Giai đoạn phát triển thứ hai thuộc thời kỳ Tần – Hán (221 TCN – 220 SCN), ẩm thực Trung Hoa lúc này chứng kiến sự giao thoa mạnh mẽ giữa các món ăn địa phương. Đây cũng là khoảng thời gian mà ba trường phái ẩm thực trứ danh Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang được sản sinh.

Thời kỳ rực rỡ và hưng thịnh nhất của văn hóa ẩm thực Trung Hoa được kết tinh vào thời kỳ Ngụy – Tấn, Nam – Bắc Triều (220 TCN – 420 SCN) với sự hoàn mỹ tuyệt diệu từ nguyên liệu, món ăn đến cả gia vị và sự phong phú, linh hoạt trong các phương thức chế biến.

Tuy nhiên, đỉnh cao thật sự trong lịch sử văn hóa ẩm thực đất nước Trung Quốc chính là thời kỳ Nguyên – Minh – Thanh, sự cộng hưởng giữa các yếu tố dân tộc trong món ăn được biểu hiện qua các trường phái ẩm thực nổi tiếng như Chiết Giang, Giang Tô, Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng hoàn thiện của nghệ thuật trà đạo Trung Hoa cũng là điểm nhấn quan trọng trong văn hóa ẩm thực giai đoạn này, đây là thời điểm mang tính tiếp nối sau giai đoạn hưng thịnh của thời nhà Đường. Giai đoạn phát triển thứ năm trong tiến trình lịch sử văn hóa ẩm thực Trung Hoa thuộc về thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, thể hiện qua các món ăn vừa chứa đựng yếu tố dân tộc đậm nét, vừa tiếp thu và cải biến tinh hoa ẩm thực phương Tây, nổi bật là trường phái ẩm thực Quảng Đông.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, PHÁT TRIỂN ẩm THỰC TRUNG HOA TRÊN địa bàn PHỐ NGƯỜI HOA tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w