2.6. Khối điều khiển
2.6.1. Lựa chọn chip điều khiển
Với cấu trúc thiết bị định vị đã xây dựng ở mục trên, khối vi điều khiển phải
đảm nhiệm các nhiệm vụ:
- Nhận thông tin về vị trí và tốc độ từ khối GPS.
- Nhận biết cảnh báo rung lắc qua tín hiệu nhận về từ cảm biến.
- Giao tiếp, truyền thông về máy chủ và thiết bịngười dùng qua mạng 2G. - Giao tiếp với máy tính thông qua cổng truyền thông phục vụđiều khiển,
cấu hình thiết bị.
- Lưu dữ liệu vào bộ nhớ.
Vềcơ bản chip điều khiển sẽđóng vai trò là khối xử lý trung tâm, điều khiển và giao tiếp với các thành phần khác trong mạch điện, là bộ não xử lý mọi hoạt
động, với các chức năng trên, xác định được yêu cầu đối với vi điều khiển như sau:
1. Vi điều khiển có giá thành thấp, dễ mua bán hoặc sẵn có trong kho.
2. Hỗ trợ các chuẩn truyền thông khác nhau để phục vụ việc kết nối nhiều module chức năng như SPI hoặc UART để giao tiếp với máy tính.
3. Đủ các chân chức năng cho các nhiệm vụ khác nhau. 4. Có sẵn các công cụ phát triển.
Với các yêu cầu trên, đề tài chọn vi điều khiển SC6531DA của Spectrum.
SC6531DA[11]là chip thuộc dòng SC6531 được tích hợp các hệ thống nhúng, PSRAM và chức năng thu phát RF phục vụ cho các ứng dụng trên GPRS/GSM, với
các ưu điểm về giá cả, tiêu thụnăng lượng thấp và hiệu suất cao trong hoạt động. Dòng SC6531 có chứa chip vi xử lý 32-bit và vi xử lý tín hiệu số 16-bit với kiến trúc hệ thống được tối ưu và tốc độ xử lý cao.
Ngoài ra cùng với bộ phận thu phát RF được tích hợp sẵn trong chip có khả năng thu phát tín hiệu RF, đây cũng là giải pháp tối ưu và thường được ứng dụng cho việc sản xuất các dòng điện thoại feature phone.
Một số thông số của chip SC6531DA: - CPU : 32 bit.
- Tần số hoạt động: 312 MHz.
- Bộ nhớ ROM 32 MB và RAM: 32 MB. - Sốlượng GPIO:100 chân.
- Hỗ trợ các chuẩn truyền thông SPI , UART, IIS, PCM, I2C, SIM card, giao tiếp với bộ nhớ Flash, giao diện USB.
Chương 3. Thiết kế bộđịnh vị