Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của cán bộ công nhân viên công ty điện lực bà rịa vũng tàu (Trang 72 - 73)

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha là phép kiểm định phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố tốt thể hiện rằng các biến quan sát đo lường nhân tố là hợp lý, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên ) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 355).

Dựa vào kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Các tiêu chuẩn dùng để phân tích:

• Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item –

Total Correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu Nunnally, J. (1978). Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ quan hệ chặt chẽ giữa biến quan sát tương ứng và biến tổng. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0.3 ta cân nhắc loại bỏ biến này nhằm tăng độ chặt chẽ thang đo.

• Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008): Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha

+ Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt;

+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt;

+ Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

• Nếu một biến quan sát có chỉ số Cronbach’s Alpha If Item Deleted (hệ số

Cronbach’s Alpha nếu loại biến) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm, trong khi hệ số cronbach’s Alpha chưa đạt chuẩn thì ta nên loại biến này để tăng độ tin cậy. Sau khi loại biến nếu thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha vẫn chưa đạt điều kiện thì ta loại cả thang đo.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của cán bộ công nhân viên công ty điện lực bà rịa vũng tàu (Trang 72 - 73)