NHÌN CHUNG VỀ IL6 VÀ CÁC CHỈ ĐIỂM VIÊM KHÁC: hsCRP, VS, BC VÀ BCĐN TRUNG TÍNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 68 - 72)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7.NHÌN CHUNG VỀ IL6 VÀ CÁC CHỈ ĐIỂM VIÊM KHÁC: hsCRP, VS, BC VÀ BCĐN TRUNG TÍNH

hsCRP, VS, BC VÀ BCĐN TRUNG TÍNH

Các nghiên cứu về hiện tượng viêm luôn luôn khảo sát nhiều cytokin tiền viêm cùng lúc như xét nghiệm cả TNF alpha, IL6, IL8, kèm theo cả các protein viêm CRP, fibrinogen để tiện lợi cho việc nghiên cứu [60], [63].

Nhìn chung về IL6 và các dấu ấn viêm khác chúng tôi thấy rằng: IL6 ở nhóm bệnh tăng cao so với nhóm chứng trong đợt cấp BPTNMT

Cùng với IL6, thì hsCRP, VS1, VS2 đều tăng đồng bộ và có mối tương quan chặt chẽ giữa chúng với nhau. Như vậy, IL6, hsCRP, VS1, VS2 là các dấu ấn của đợt cấp BPTNMT, phản ánh viêm hệ thống đang tăng lên trong đợt cấp.

* IL6 có phản ánh độ nặng của đợt cấp BPTNMT?

So sánh nồng độ của các phân nhóm đợt cấp mức độ nhẹ, vừa, nặng thấy IL6 tăng cao dần khi đi từ đợt cấp mức độ nặng lên nhẹ, lên đợt cấp mức độ nặng.

Chứng tỏ rằng chính độ tăng của IL6 so với giá trị bình thường có khả năng phản ánh độ nặng của một đợt cấp. Điều này cũng xảy ra đồng bộ khi xét hsCRP, VS1, VS2.

*IL6 có phản ánh thời gian hồi phục của một đợt cấp không?

W.R. Perera, Wedzicha và cs, nghiên cứu 73 bệnh nhân ở giai đoạn ổn định, rồi đợt cấp và ngày thứ 7, 14, 35 sau đợt cấp, họ nhận thấy rằng:

Thời gian hồi phục trung bình là 9 ngày (9-18).

- Triệu chứng đã không hồi phục hoàn toàn vào ngày thứ 35, khoảng trong 23% đợt cấp.

- Giữa nhóm thường có đợt cấp và nhóm không thường có đợt cấp không có sự khác nhau về mặc hồi phục. Ví dụ: các triệu chứng kéo dài là 31% so với 25% (chi-squared = 0,28; p = 0,60).

- Ở nhóm bệnh nhân vào ngày thứ 35 rồi mà vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, người ta thấy nhóm này có một CRP cao kéo dài suốt cả thời kỳ hồi phục, so sánh với các bệnh nhân đã hồi phục (p = 0,03).

- Tốc độ giảm của IL6 và IL8 trong đàm càng nhanh thì thời gian hồi phục càng ngắn.

- Thời gian hồi phục không có liên quan với tốc độ tăng lên của IL6 và CRP huyết tương ở thời điểm khởi phát.

Như vậy có thể nói: IL6 đàm giảm nhanh tiên lượng thời gian hồi phục ngắn, còn CRP máu cao kéo dài tiên lượng thời gian hồi phục cũng kéo dài [64].

*IL6 có tiên lượng đợt tái phát một đợt cấp kế tiếp không?

Để biết được điều này W.R.Perera, Wedzicha và cs đã so sánh nồng độ IL6, CRP huyết tương giữa 2 nhóm, nhóm thường có đợt cấp (A) và nhóm không thường có đợt cấp (B) thấy rằng: tốc độ giảm xuống ít hơn của IL6, CRP máu ở nhóm A khi theo dõi đến ngày thứ 35, mặc dù có điều trị so sánh với nhóm B với (p < 0,05 đối với cả IL6 và CRP).

Ngược lại, tốc độ tăng của IL6 hay CRP từ mức cơ bản lên cao ở thời điểm khởi phát không có ý nghĩa tiên lượng cho sự tái phát.

Như vậy, tốc độ giảm xuống của IL6, của CRP có thể giúp tiên lượng một đợt tái phát tiếp theo.

Tóm lại

- IL6 là một chỉ điểm của đợt cấp BPTNMT

- Độ tăng của IL6 máu phản ánh mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT [64]. - Tốc độ giảm xuống nhanh của IL6, CRP phản ánh thời gian hồi phục ngắn và sự tái phát ít hơn.

Các nghiên cứu đã tham khảo trong luận án của chúng tôi được thực hiện bởi các trung tâm lớn của Anh, Hà Lan, Mỹ ... nên có điều kiện tìm kiếm các cytokin viêm đồng bộ cả TNF alpha, IL6, IL8 ..., theo dõi nhiều lần theo diễn tiến bệnh, và định lượng từ nhiều loại bệnh phẩm khác nhau.

Trong điều kiện của chúng tôi, chúng tôi đã làm đồng bộ IL6, hsCRP, VS, BC và BC ĐN trung tính trong máu ngoại vi.

Dựa theo bảng tổng hợp nồng độ cả IL6, hsCRP, VS và BC, BC trung tính chúng tôi thấy:

- Có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa IL6 và hsCRP, VS1, VS2. - Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa IL6 với Bạch cầu và BC trung tính.

Như vậy, ở môi trường y tế không có đủ điều kiện, chúng tôi nghĩ rằng CRP, VS vẫn có thể thay thế vai trò của IL6 để giúp chẩn đoán, theo

dõi, tiên lượng cho bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhất là ở người lớn tuổi, thường hay bị bệnh nặng, khó theo dõi bằng chức năng hô hấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 68 - 72)