KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Phân nhóm của nhóm bệnh theo độ nặng của đợt cấp BPTNMT
Theo Anthonisen và cs (1987 ) gọi là đợt cấp BPTNMT khi có ba biểu hiện chính là: tăng khó thở, tăng lượng đàm, đàm mủ [12].
Theo P. J.Barnes (2004) đợt cấp BPTNMT là diễn tiến xấu đi đột ngột của tình trạng đang ổn định khiến bệnh nhân phải thay đổi cách điều trị thường ngày [12].
Theo American College of chest physicians (ACCP) và theo American College of Physicians - American Society of Internal Medicine 2001 (ACP - ASIM) : khi một bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì một đợt cấp, họ sẽ được khám và đánh giá độ nặng dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:[2], [12].
- Tăng khó thở - Tăng thể tích đàm - Đàm mủ
Nếu bệnh nhân có cả 3 tiêu chuẩn trên thì xếp vào đợt cấp mức độ nặng. Nếu chỉ có 2 trong 3 tiêu chuẩn trên thì xếp vào đợt cấp mức độ vừa. Nếu chỉ có 1 trong 3 tiêu chuẩn trên thì phải có thêm 1 trong 5 tiêu chuẩn phụ sau đây mới được xếp vào đợt cấp mức độ nhẹ.
+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày trước. + Sốt
+ Thở rít tăng lên + Ho tăng lên
+ Nhịp thở hoặc nhịp tim tăng 20% so với trước đây.
Chúng tôi chọn cách phân độ nặng của đợt cấp BPTNMT theo tiêu chuẩn của ACCP
Vì không có mạch hay nhịp thở trước đây (bệnh nhân thường không có sổ theo dõi) nên chúng tôi dựa vào mạch và nhịp thở bình thường để so sánh.
Vì sao cần phải có thêm 5 tiêu chuẩn phụ? Khi chỉ có 1 tiêu chuẩn mà thôi thì có nhiều bệnh khác bị chẩn đoán nhầm với đợt cấp BPTNMT.
Thường hay gặp nhất là tiêu chuẩn "tăng khó thở" đơn độc, bệnh cảnh này cần phải chẩn đoán phân biệt với suy tim, tràn khí, tràn dịch màng phổi, hay nhồi máu phổi.
Nhồi máu phổi có tỷ lệ cao ở các nước Âu - Mỹ [70].
Còn ở Việt Nam, nhồi máu phổi là bệnh rất hiếm gặp và chưa được thống kê nên chưa có số liệu.
Một thăm khám lâm sàng cẩn thận và một X quang phổi có thể loại trừ tràn dịch hay tràn khí màng phổi, nhưng cũng chưa hoàn toàn đủ để loại trừ suy tim mà cần phải theo dõi thêm, ECG, siêu âm tim. Theo Gold 2007, natri peptide giúp phân biệt trong trường hợp này [48].
Theo Khuyến Cáo Hội Nghị Khoa Học Bệnh Phổi toàn quốc 2005, nguyên nhân chính của các đợt cấp BPTNMT là
- nhiễm virus: coronavirus, rhinovirus, paramyxovirus
- Nhiễm vi khuẩn đường hô hấp: S pneumoniae, M catarrhalis, H influenzae
- Khói, bụi (ô nhiễm môi trường,thuốc lá) [4].
Vì vậy khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn trên: sốt, nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày trước, chứng tỏ có nhiễm siêu vi, mà siêu vi thì rất thường gặp các virus tấn công vào đường hô hấp. Cho nên một bệnh nhân BPTNMT có sốt hay có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên trước đó 5 ngày bây giờ khó thở tăng lên thì rõ ràng là một đợt nặng lên của BPTNMT mà yếu tố làm bộc phát là nhiễm khuẩn.