Huyết áp tâm thu và tâm trương

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 56 - 58)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3.Huyết áp tâm thu và tâm trương

Nhưng bước qua độ III, IV thì HA tâm thu (HATT) tăng, đây là hậu quả của phản ứng giao cảm của cơ thể đối với khó thở, làm mạch tăng lên và khi mạch tăng lên thì cung lượng tim tăng theo làm HA tâm thu tăng. Nhưng khi mạch tăng quá mức thì HA tâm thu lại bị tụt xuống, báo hiệu tiên lượng nặng [71].

Như phần trước đã nêu, để khỏi bị nhầm chúng tôi không chọn bệnh nhân có BPTNMT kèm theo tăng HA. Chúng tôi không chọn bệnh nhân có tiền sử tăng HA, hay đang điều trị tăng HA, kể cả được chẩn đoán tăng HA trong đợt nằm viện lần này. Do đó chúng tôi theo dõi bệnh nhân nhiều ngày sau khi vào viện nếu HA chỉ tăng phản ứng lúc mới vào thì vẫn chấp nhận ở lại nhóm bệnh. Tăng HA phản ứng do thiếu khí nghĩa là HA trở về bình thường mà không cần điều trị với thuốc hạ huyết áp, điện tâm đồ và x quang tim phổi không có dấu dày thất trái

Nhìn chung, nhóm bệnh của chúng tôi có HA tâm thu 137,1 ± 15,0 mmHg, HA tâm trương (HATTr) là 70,8 ± 13,6 mmHg.

Theo phân độ tăng HA của WHO/ISH (2004) thì tăng HA độ I khi : HATT: 140 - 159mmHg và/hoặc

HATTr: 90 - 99mmHg [15].

So sánh HA của nhóm bệnh với tiêu chuẩn trên thì HA của bệnh nhân nhóm bệnh không tăng cả tâm thu lẫn tâm trương.

Điều này nhìn qua thì hơi ngược với thực tế vì khi bệnh nhân càng thở khó thì HA càng tăng. Chúng ta hãy xem xét các phân nhóm.

Phân nhóm đợt cấp mức độ nhẹ: HATT: 130,8 ± 12,4mmHg HATTr: 69,2 ± 13,2mmHg Như vậy là không tăng HA

Điều này cũng dễ hiểu vì nhóm này nhẹ nhất trong 3 nhóm, bệnh nhân khoẻ hơn, ít khó thở nên HA ít thay đổi hơn.

Phân nhóm đợt cấp mức độ vừa HATT: 142,7 ± 14,0mmHg HATTr: 67 ± 16,6mmHg

So sánh với tiêu chuẩn của WHO/ISH thì phân nhóm này có tăng HA phản ứng. Đây là các bệnh nhân có đợt cấp mức độ vừa nên bệnh nhân khó thở và tăng lượng đàm, đàm gây tắc đường dẫn khí, phản ứng của cơ thể đối với sự thiếu khí là mạch tăng, HA tăng [21].

Nhưng ở nhóm đợt cấp mức độ nặng thì lại khác: HATT: 137,0 ± 17,0mmHg

HATTr: 78,0 ± 4,2mmHg . Vì sao HATT của nhóm này lại thấp hơn nhóm có đợt cấp vừa?

Ở đợt cấp mức độ nặng, bệnh nhân có khó thở, tăng lượng đàm, và đàm này bây giờ là đàm mủ chứng tỏ một phản ứng viêm nặng nề hơn của đường thở. Niêm mạc phế quản bị viêm thì sự kích thích tiết đàm sẽ nhiều hơn làm bít tắc đường thở nhiều nên bệnh nhân sẽ khó thở nhiều hơn.

Khi đó, mạch sẽ tăng hơn, làm thời gian tâm trương ngắn lại, lượng máu về tim giảm đi, làm HA tâm thu giảm. Do đó HA tâm thu giảm là một dấu tiên lượng nặng trong suy hô hấp cấp nói chung trong đợt cấp BPTNMT nói riêng.

4.2.4. Nhiệt độ

Trên lâm sàng chúng tôi nhận thấy có nhiều bệnh nhân ho và khạc đàm vàng (mủ) nhiều nhưng bệnh nhân không hề sốt. Chính vì vậy mà các xét nghiệm về viêm như bạch cầu, protein phản ứng C mới cần đến.

Ở đây nhiệt độ chung của toàn nhóm là 37,29 ± 0,4 độ C. Như vậy là bệnh nhân không sốt.

Nhưng nhóm đợt cấp mức độ nặng có sốt 37,972 ± 0,4 độ C. Nhóm đợt cấp mức độ vừa và nhẹ thì lại không sốt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 56 - 58)