Phân bố nhóm bệnh theo giai đoạn và độ nặng đợt cấp BPTNMT

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 54 - 56)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3. Phân bố nhóm bệnh theo giai đoạn và độ nặng đợt cấp BPTNMT

Theo bảng 3.4, 3.5, chúng tôi có bảng 3.6 Giai đoạn 1, và giai đoạn 4 không có bệnh nhân

Giai đoạn 2 có 24 bệnh nhân, trong đó có 13 (54,2%) bệnh nhân rơi vào đợt cấp mức độ nhẹ và 11 (45,8%) bệnh nhân rơi vào đợt cấp mức độ vừa.

Giai đoạn 3 có 14 bệnh nhân, trong đó có 4 bệnh nhân rơi vào đợt cấp mức độ vừa, nhưng có đến 10 bệnh nhân (71,4%) rơi vào đợt cấp mức độ nặng.

Như vậy, bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn dễ rơi vào đợt cấp mức độ trầm trọng hơn so với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ hơn.

Bệnh nhân ở giai đoạn 4 có FEV1 rất giảm tức là có suy hô hấp mạn nên dễ rơi vào tình trạng thiếu khí nặng nề do đó thường nhập viện ngay vào Khoa Hồi Sức Cấp Cứu. Sau khi bệnh ổn mới chuyển về khoa Nội Hô hấp Thần kinh - NộiTiết, khi đó thì bệnh nhân không còn đủ tiêu chuẩn để đưa vào nhóm nghiên cứu

Phân nhóm theo độ nặng đợt cấp BPTNMT được thực hiện ngay lúc vào viện nên tiện lợi hơn vì vậy được chúng tôi lựa chọn.

4.2. CÁC THÔNG SỐ SỐNG LÚC BỆNH NHÂN VÀO VIỆN

Khi bệnh nhân vào viện, các thông số sống được đánh giá ngay để xem có biểu hiện gì nguy hiểm tính mạng bệnh nhân không, đặc biệt là nhịp thở có tăng lên không. Tăng nhịp thở là triệu chứng thường gặp nhất của đợt cấp BPTNMT, là lý do đưa bệnh nhân nhập viện và là một tiêu chí để chỉ định thở oxy, hay thông khí cơ học có/ không xâm nhập

4.2.1. Nhịp thở

Nhìn chung: khi vào viện, bệnh nhân có nhịp thở trung bình là 31,0 ± 4,2l/ph. Bình thường nhịp thở 18 - 20l/ph ở đây thể hiện một khó thở nhanh.

Thông thường, trong BPTNMT bệnh nhân có khó thở chậm, nhưng khi nặng thì khó thở nhanh.

Xét bệnh nhân ở phân nhóm đợt cấp mức độ nhẹ, nhịp thở chỉ tăng nhẹ: 26,15 ± 1,4 l/ph.

Ở phân nhóm đợt cấp mức độ vừa , nhịp thở tăng lên 32,2 ± 2,18 l/ph Ở phân nhóm đợt cấp mức độ nặng nhịp thở là : 35,5 ±2,01 l/ph

Như vậy, nhịp thở tăng dần từ phân nhóm đợt cấp mức độ nhẹ lên phân nhóm vừa và lên phân nhóm nặng. Điều này cũng phù hợp với y văn, trong các đợt cấp BPTNMT có một tình trạng tăng khó thở nghĩa là có một suy hô hấp cấp, thiếu O2 nhiều hơn, nên cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng nhịp thở lên.

Theo y văn nhịp thở càng tăng càng làm thể tích lưu thông (Vt) giảm do đó nhịp thở tăng lên quá mức là một dấu tiên lượng xấu [3]

Pinto-Plata , Celli và cs nghiên cứu 20 bệnh nhân vào viện vì đợt cấp BPTNMT đã nhận thấy rằng khó thở hiện diện trong tất cả các bệnh nhân, có mối tương quan có ý nghĩa giữa sự thay đổi của IL6, IL8 với các thay đổi của khó thở (r=0,61, p=0,01) [56].

4.2.2. Mạch

Mạch là một thông số rất nhạy cảm và không đặc hiệu.

Stress tinh thần như vui buồn, lo lắng, căng thẳng, lo âu đều làm mạch nhanh.

Stress thể chất như nóng, lạnh, cũng làm mạch tăng lên. Khó thở làm bệnh nhân lo lắng điều đó làm mạch tăng lên.

Khó thở là biểu hiện của tình trạng thiếu O2, cơ thể phản ứng lại cũng bằng cách làm mạch tăng lên, càng thiếu O2 mạch càng tăng. Điều này được ghi nhận khi suy hô hấp cấp nặng dần từ độ 1 lên độ III, IV thì mạch cũng tăng theo[3]

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w