NỒNG ĐỘ IL6 CỦA NHÓM BỆNH

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 58 - 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. NỒNG ĐỘ IL6 CỦA NHÓM BỆNH

Ở nhóm bệnh, chúng tôi có: nồng độ trung bình IL6 là 26,22 ± 28,36 pg/ml. Nồng độ trung bình IL6 của nhóm chứng là 5,37 ± 3,07pg/ml, như vậy nồng độ trung bình IL6 nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng rõ (p < 0,001)

Tổng kết của bệnh viên Chợ Rẫy về đề tài « Nghiên cứu thăm dò giá trị IL6 trên người Việt Nam bình thường », trên 47 người tình nguyện bình thường, nam /nữ là 25/22, tuổi 18-60, giá trị IL6 trung bình là 0,29 ± 0,47 pg/ml [22]. So với kết quả của Chợ Rẫy, nồng độ trung bình IL6 nhóm bệnh của chúng tôi cao hơn rõ.

Xét các phân nhóm của nhóm bệnh:

Ở phân nhóm đợt cấp mức độ nhẹ: nồng độ IL6 là 8,12±3,39 pg/ml. Ở phân nhóm đợt cấp mức độ vừa: nồng độ IL6 là 14,97±5,55 pg/ml. Ở phân nhóm đợt cấp mức độ nặng: nồng độ IL6 là 66,6 ± 27,35 pg/ml. So với nhóm chứng, cả 3 trị số này đều cao hơn có ý nghĩa với p lần lượt là p< 0,05, p<0,05, p<0,001

So với nhóm chứng, nồng độ trung bình IL6 tăng có ý nghĩa ở cả 3 phân nhóm và tăng dần từ phân nhóm đợt cấp mức độ nhẹ cho đến phân nhóm đợt cấp mức độ nặng.

Pinto-Plata V.M, Celli B.R. và cs nghiên cứu 20 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp BPTNMT, các thông số được đo trong vòng 48 giờ sau khi vào viện và 8 tuần sau khi ra viện (giai đoạn hồi phục), gồm sự khó thở, huyết đồ, nồng độ IL6 huyết tương, IL8, leukotriene B4(LTB4), TNFalpha và kháng men tiêu protein bạch cầu (SLPI), tác giả nhận thấy rằng:

-Khó thở hiện diện trong tất cả các bệnh nhân - Khả năng hít vào cải thiện nhanh hơn FEV1

-Trong đợt cấp trung bình IL6 huyết tương tăng 6,38 ±0,72 pg/ml so với nồng độ IL6 ở giai đoạn hồi phục là 2,80 ± 0,79 (p =0,0001) [56].

Wedzicha và cs đã nghiên cứu 93 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định và giai đoạn cấp. Khi bệnh nhân BPTNMT của nhóm nghiên cứu ở giai đoạn ổn định, nồng độ IL6 của họ là 4,3 pg/ml (2,4 - 6,8).

Khi bệnh nhân của họ rơi vào đợt cấp BPTNMT, họ thấy trung bình của IL6 tăng thêm 1,1 pg/ml [63].

Cả hai nhóm nghiên cứu, nhóm Pinto-Plata và nhóm Wedzicha đều đưa ra các nồng độ IL6 rất thấp so chúng tôi.

Ở các nước có nền Y tế phát triển, thông thường một bệnh nhân BPTNMT được đo chức năng hô hấp nhiều lần sau khi đã dùng thuốc giãn phế quản trong giai đoạn ổn định. Khi tái khám, bệnh nhân được đo chức năng hô hấp sau khi đã dùng thuốc giãn phế quản, nếu không đạt được các trị số cơ bản nghĩa là bệnh nhân đã có đợt cấp BPTNMT. Do đó họ phát hiện đợt cấp rất sớm, tương ứng với một sự gia tăng nhẹ của IL6.

Nghiên cứu của Wedzicha cũng thấy rằng: nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp do virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus) là có tăng IL6 máu do virus kích thích các bạch cầu trong máu sản xuất ra. Nhưng nhiễm piconavirus, thường gây cảm lạnh, lại chỉ kích thích tiết IL6 ngay tại đường thở [63].

Wedzicha và cs trong "Các thay đổi viêm, hồi phục và tái phát ở đợt cấp BPTNMT” đã nghiên cứu 73 bệnh nhân BPTNMT, ở giai đoạn ổn định, rồi ở giai đoạn cấp và theo dõi cho đến giai đoạn hồi phục và tái phát đợt cấp lần thứ 2. Họ đã nghiên cứu IL6 và protein phản ứng C trong máu, IL6 và IL8 trong đàm và thấy rằng:

- Trong đợt cấp BPTNMT có một sự tăng rõ rệt và có ý nghĩa của IL6 và CRP máu , của IL 6 đàm so với giai đoạn ổn định.

- Nồng độ IL6 máu vào ngày thứ 7 là thấp hơn so với IL6 ở giai đoạn ổn định thể hiện sự đáp ứng với điều trị.

- Vào khoảng ngày thứ 14 kể từ khi khởi phát đợt cấp BPTNMT, nồng độ các chỉ điểm viêm toàn thân (IL6, CRP máu) và đường thở (IL6, IL8 đàm) đều trở về mức cơ bản (như khi ở giai đoạn ổn định).

- Thời gian trung bình của sự hồi phục các triệu chứng là 9 ngày (11- 18ngày).

- So sánh diễn tiến nồng độ IL6, protein phản ứng C của nhóm thường có đợt cấp và nhóm không thường có đợt cấp họ thấy có khác nhau nhưng không có ý nghĩa (p = 0,75).

- Thời gian trung bình để xuất hiện lại đợt bộc phát cấp là 93 ngày (50 - 178) và một điều quan trọng nữa là nồng độ CRP vẫn còn cao vào ngày thứ 14 của đợt cấp BPTNMT lần này báo hiệu một đợt cấp lần kế tiếp nội trong vòng 50 ngày (dù đã được điều trị).

Wedzicha và cs cũng nhận thấy rằng: nhóm bệnh nhân hay rơi vào đợt cấp BPTNMT có nồng độ IL6, CRP trong máu suốt thời gian hồi phục cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ít xảy ra đợt cấp, điều này có lẽ dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở nhóm này[64]

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w