NGUYêN NHâN Và BệNH SINH CủA ĐáI THáO Đ−ờNG 1 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 6 pdf (Trang 48 - 51)

2.1. Nguyên nhân

2.1.1. Đái tháo đờng typ 1

− Nguyên nhân không rõ: một số tr−ờng hợp ĐTĐ typ 1 không có nguyên nhân, bệnh nhân này bị thiếu insulin trầm trọng và dễ bị nhiễm ceton acid nh−ng không có bằng chứng tự miễn.

− Nguyên nhân di truyền: thể bệnh này có yếu tố di truyền rất rõ, thiếu các yếu tố tự miễn với tế bào beta, không kết hợp với nhóm HLA, bệnh nhân có lúc cần insulin để sống sót có lúc không.

Ngoài ra sự thiếu sót acid amin (acid aspartic) ở vị trí 57 của chuỗi DQ dễ mắc bệnh ĐTĐ typ 1 hơn những ng−ời có acid amin này.

− Yếu tố thuận lợi phát động bệnh:

+ Các yếu tố môi tr−ờng có tác động khởi động hoạt tính miễn dịch gây bệnh có thể là nhiễm virus (Coxackie B, quai bị..), nhiễm trùng, hoặc một kháng thể nội sinh do các tổn th−ơng mô do độc chất (nh− thuốc diệt chuột).

+ Stress.

2.1.2. Đái tháo đờng typ 2

− ảnh h−ởng của di truyền và môi tr−ờng: ảnh h−ởng của yếu tố di truyền lên bào thai rất mạnh, dựa trên các quan sát sau

+ Tỷ lệ anh chị em sinh đôi cùng trứng cùng bị ĐTĐ typ 2 là 90 - 100%. + Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 th−ờng có liên hệ trực hệ cùng bị ĐTĐ.

+ Có sự khác nhau rất nhiều về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ giữa các chủng tộc, các sắc dân khác nhau.

+ Mập phì và thiếu vận động là 2 yếu tố quan trọng ảnh h−ởng đến tỷ lệ cao của bệnh ĐTĐ typ 2 ở dân thành thị và dân nhập c− vào các n−ớc phát triển.

+ Ăn nhiều mỡ nhất là mỡ bão hòa của động vật.

− ảnh h−ởng của sự phát triển lúc ở bào thai và thời niên thiếu:

+ Các bào thai nằm trong môi tr−ờng chuyển hóa của mẹ bị ĐTĐ hoặc ĐTĐ trong thai kỳ cũng kích thích sự tr−ởng thành của tế bào beta và tăng sinh đảo tụy.

+ Ăn thức ăn hấp thụ nhanh và uống nhiều n−ớc ngọt, ít vận động.

2.2. Cơ chế bệnh sinh

2.2.1. Bệnh sinh đái tháo đờng typ 1

Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì đa số tế bào β tuyến tụy đã bị phá hủy. Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus nh− virus quai bị, sởi, Cosackie B4.

Quá trình viêm nhiễm tế bào tuyến tụy có diễn tiến nh− sau: khởi đầu phải có gen nhậy cảm; sau đó, sự nhiễm virus có tính cách phát động gây bệnh. Nhiễm virus sẽ gây một tình trạng viêm tuyến tụy (insulitis), quá trình này sẽ hoạt hóa tế bào lympho T và thâm nhiễm tiểu đảo của tuyến tụy. Các tế bào lympho T đ−ợc hoạt hóa sẽ làm thay đổi bề mặt của tế bào β tuyến tụy, làm nó trở thành vật lạ đối với hệ thống miễn dịch cơ thể. Ngay lập tức sẽ xuất

hiện đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Các kháng thể độc tế bào này sẽ đ−ợc tạo thành và phá hủy tế bào beta tuyến tụy.

Nh− vậy, cơ chế bệnh sinh của đái tháo đ−ờng typ 1 liên quan đến hệ thống kháng nguyên HLA, –DR3, –DR4, –B8, –B15.

Kháng nguyên B8 rất đáng chú ý vì liên quan nhiều đến các bệnh tự miễn nh− Basedow, suy th−ợng thận, bệnh nh−ợc cơ.

Ng−ời ta cũng mô tả kháng thể chống màng tế bào trên ng−ời bị đái tháo đ−ờng thể trẻ nh−ng không rõ chính những kháng thể tự miễn này sinh ra bệnh hay nó chỉ sinh ra do kháng nguyên xuất hiện từ tụy tạng bị viêm.

2.2.2. Bệnh sinh đái tháo đờng typ 2

Ng−ời ta nhận thấy rằng có 3 rối loạn cùng song song tồn tại trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đ−ờng typ 2 là:

− Rối loạn tiết insulin.

− Sự kháng insulin ở mô đích.

− Sự tăng sản xuất glucose cơ bản ở tại gan.

Trên ng−ời bình th−ờng, duy trì hằng định về glucose tuỳ thuộc vào sự tiết insulin, sự thu nạp insulin ở mô ngoại vi và ức chế sự sản xuất insulin từ gan và ruột.

Sau khi ăn, glucose sẽ tăng lên trong máu và tụy sẽ tăng tiết insulin, các yếu tố này sẽ tăng sự thu nạp glucose ở mô ngoại vi (chủ yếu là cơ) và nội tạng (gan - ruột) nh−ng lại ức chế sự sản xuất glucose từ gan. Nếu có khiếm khuyết tại tế bào beta, cơ và gan có thể sẽ xảy ra rối loạn dung nạp glucose, nói cách khác rối loạn dung nạp glucose là hậu quả của sự khiếm khuyết trong sự tiết insulin hoặc đề kháng với tác dụng của insulin tại mô đích.

Sự đề kháng insulin tại mô là yếu tố bệnh sinh quan trọng trong đái tháo đ−ờng typ 2

− Gan là vị trí đề kháng insulin đầu tiên trong trạng thái nhịn đói. Tăng sản xuất glucose từ gan là yếu tố chính làm tăng đ−ờng huyết lúc đói. − Sau khi ăn: có tăng đ−ờng huyết và tăng tiết insulin. Vị trí đề kháng

insulin trong giai đoạn này chủ yếu nằm ở cơ. Khi bệnh nhân đái tháo đ−ờng typ 2 có đ−ờng huyết lúc đói tăng cao, tăng sản xuất glucose từ gan cũng góp phần làm tăng đ−ờng huyết ở thời điểm sau hấp thu.

Error!

Ngoài ra ở những ng−ời lớn tuổi, nhất là những ng−ời bị béo phì, khả năng tổng hợp protein của tế bào rất kém nên không tổng hợp đ−ợc receptor để bắt giữ insulin (receptor bản chất là protein), do đó tuy tuyến tụy của những ng−ời này vẫn sản xuất insulin bình th−ờng nh−ng không có tác dụng đ−a đ−ờng vào trong tế bào.

Bình th−ờng

Đề kháng insulin

Giảm tiết insulin

Gen ENVIRONMENT

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 6 pdf (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)