Nguyên nhân bệnh sinh

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 6 pdf (Trang 26 - 28)

2. NGUYêN NHâN Và Cơ CHế SINH BệNH CủA THIếU MáU 1 Theo y học hiện đạ

2.2.1. Nguyên nhân bệnh sinh

a. Bệnh nặng lâu ngày tổn th−ơng tạng phủ

Bệnh lâu ngày do lục dâm hoặc thất tình làm cho chức năng tạng phủ bị tổn th−ơng nh− tỳ h− không vận hóa thủy cốc để tạo ra tinh ra huyết; tâm h− không khí hóa đ−ợc tinh ra thành sắc đỏ gọi là huyết; phế h− làm cho khí suy kém, huyết không vận hành, huyết ứ không kích thích đ−ợc để tạo huyết mới; thận h− không nạp khí hoặc thận âm h− sẽ ảnh h−ởng đến các dịch chất trong cơ thể trong đó có huyết…

Các chức nặng tạng phủ nói chung bị h− suy sẽ ảnh h−ởng đến việc tạo mới các thành phần vật chất giúp cho hoạt động cơ thể bao gồm cả tinh, khí, huyết, thần và tân dịch…

b. Ăn uống không đầy đủ

Dinh d−ỡng kém ảnh h−ởng đến công năng hoạt động của tỳ, vị.

Vật chất cơ bản để tạo thành tinh, khí, huyết, thần, tân dịch … chủ yếu là từ thức ăn, nếu ăn uống thiếu thốn, nguồn cung cấp không đầy đủ, khí huyết không có nguồn sinh hóa, lâu ngày sinh huyết h−, h− lao..

c. Mất máu quá nhiều

+ Bệnh biến từ ngoại cảm đến nội th−ơng sinh hỏa, hỏa nhiệt vọng hành bức huyết làm chảy máu nh− trong khái huyết, thổ huyết, xỉ huyết, tiện huyết, v.v…

+ Bị chấn th−ơng đụng dập mất nhiều máu.

+ Kinh nguyệt quá nhiều, hoặc rong kinh rong huyết lâu ngày.

d. Tiên thiên bất túc

Bẩm sinh tinh, khí, huyết.. không đầy đủ là do:

− Khi thụ thai cha mẹ tuổi già, sức yếu, tinh huyết kém.

− Khi thụ thai, ng−ời mẹ ăn uống thiếu thốn hoặc lao tâm, lao lực thái quá hoặc bị mắc các bệnh mạn tính.

− Dinh d−ỡng thai nhi kém hoặc không đúng cách. Tiên thiên bất túc chủ yếu là do thận.

Thận tàng tinh, tinh tiên thiên góp phần thông qua thận khí hỗ trợ cho tỳ vận hóa thủy cốc thành tinh hậu thiên, tinh hậu thiên lại bổ sung làm mới hóa không ngừng tinh tiên thiên giúp cho hoạt động của thận. Khi thận khí suy yếu ảnh h−ởng dây chuyền đến việc sinh huyết. Ngoài ra thận lại là chủ phần âm của cơ thể, chủ về huyết dịch nên khi thận h− tất nhiên sẽ ảnh h−ởng đến huyết.

Tiên thiên bất túc, hậu thiên thất d−ỡng đều dẫn đến thận h−, thận h− tất sẽ dẫn đến huyết h−.

e. Các nguyên nhân khác

− Lao nhọc quá độ lại kèm thêm ăn uống thiếu thốn làm tổn th−ơng cả khí lẫn huyết.

− Lao tâm quá làm tổn th−ơng âm huyết.

− Sinh đẻ nhiều hao khí tổn huyết hoặc phòng dục quá độ cũng dẫn đến khí h− huyết suy.

− Trùng tích: bệnh giun sán tích tụ, th−ờng là ở bụng, lâu ngày cũng dẫn đến tổn th−ơng tỳ vị gây nôn nao, bụng lúc đau lúc không, sắc mặt úa vàng, môi l−ỡi nhợt nhạt.

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 6 pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)