Nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 6 pdf (Trang 34 - 35)

2. NGUYêN NHâN Và Cơ CHế SINH BệNH CủA THIếU MáU 1 Theo y học hiện đạ

4.1.2. Nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền

a. Kiện tỳ hòa vị

Tỳ vị là nguồn sinh hóa của huyết dịch, ăn uống có điều độ, công năng vận hóa của tỳ vị bình th−ờng thì khí huyết thịnh, do đó bổ huyết tr−ớc hết cần phải kiện vận tỳ vị. Các bài thuốc th−ờng dùng bao gồm: Tứ quân tử thang, Tứ vật thang, Đ−ơng quy d−ỡng huyết thang.

b. ích khí, sinh huyết

Khí là nguồn động lực thúc đẩy tinh hóa thành huyết, theo các t− liệu kinh điển “huyết và khí đều quan trọng nh−ng phải bổ khí tr−ớc bổ huyết, âm d−ơng đều là cơ bản và cần yếu nh−ng nên d−ỡng d−ơng tr−ớc t− âm”. Trên thực tế dùng thuốc th−ờng theo nguyên tắc “khí năng sinh huyết” dùng thuốc bổ huyết gia thêm thuốc ích khí, những ph−ơng thuốc th−ờng dùng nh− quy tỳ thang, đ−ơng quy bổ huyết thang. Thuốc bổ khí th−ờng dùng gồm hoàng kỳ, nhân sâm, đảng sâm, bạch truật, hoàng tinh, sơn d−ợc, đại táo phối hợp thuốc d−ỡng huyết nh− đ−ơng quy, bạch th−ợc, a giao, thục địa.

c. Bổ thận, sinh huyết

Thận là nguồn gốc của tiên thiên, chủ tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy hóa huyết. Ngoài ra mệnh môn là nơi tụ hội của nguyên khí, là gốc của 12 kinh, là nguồn của sinh hóa, cũng là động lực thúc đẩy sinh huyết. Khi điều trị chứng huyết h− cần kết hợp bổ thận để sinh tinh ích tuỷ. Các ph−ơng thuốc th−ờng dùng gồm: thỏ ty tử, nhân sâm, nhị tiên đơn…. Các vị thuốc bổ thận th−ờng dùng gồm có: lộc nhung, lộc giác giao, quy bản, ba kích thiên, tỏa d−ơng, dâm d−ơng hoắc, thỏ ty tử, nhục quế, thục địa, câu kỷ tử, tử hà sa…

d. Tán ứ sinh huyết

Huyết dịch vận hành chu l−u toàn thân giúp nuôi d−ỡng, nếu vì lý do nào đó sự vận hành này bị tắc nghẽn sẽ sinh ra ứ trệ, khí huyết ng−ng trệ ảnh h−ởng đến tất cả tạng phủ kể cả cơ quan tạo huyết mà sinh chứng huyết h−. Trong tr−ờng hợp này việc điều trị sẽ là tán ứ sinh huyết, các bài thuốc th−ờng dùng gồm: Đào hồng tứ vật thang, Bổ d−ơng hoàng ngũ thang, Huyết phủ trục ứ thang. Các vị thuốc trục ứ th−ờng dùng nh− đ−ơng quy, xuyên khung, đan sâm, tam thất, đơn bì, h−ơng phụ.

e. Giải độc sinh huyết

Các bệnh do nội th−ơng hay do ngoại cảm lục dâm, bệnh lâu ngày tích nhiệt hóa hỏa, rất dễ làm hao tổn phần âm đ−a đến huyết h−. Trong tr−ờng hợp này việc điều trị cần phải thanh nhiệt giải độc, các ph−ơng thuốc th−ờng dùng bao gồm: Tê giác địa hoàng thang, Tam hoàng thạch cao thang, Nhân trần cao thang, Ngũ vị tiêu độc ẩm, Thanh vinh thang …

Một phần của tài liệu Bệnh học và điều trị nội khoa part 6 pdf (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)