1.Mục tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường Anh cho sản phẩm trà Phúc Long đến năm 2030 Long đến năm 2030
Ngành trà chung Việt Nam đặt ra m_c tiêu phát triển giai đoạn từ nay cho đến năm 2025 và 2030 như sau:
Phát triển diện tích trồng trà từ 125 ngàn ha năm 2020 lên 135 ngàn ha vào năm 2025 và đến năm 2030 là 150 ngàn ha. Ngành trà sẽ không phát triển nhiều diện tích mà chú trọng giữ diện tích trồng trà ổn định.
Nâng cao năng suất, chất lượng trà và phấn đấu giá trà xuất khẩu bằng với giá b nh quân của thế giới.
Về thị trường sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng trà và tiêu th_ nội địa là 30%.
Về mặt hàng xuất khẩu gồm 47% trà đen, 20% sản phẩm trà nguyên liệu có giá trị cao và 30% trà xanh chất lượng cao.
Qua phần giới thiệu về m_c tiêu sản xuất và xuất khẩu của ngành trà ở phần trên, chúng ta thấy rằng trong định hướng phát triển của ngành trà chủ yếu đề cập đến khía cạnh sản xuất của sản phẩm trà, khía cạnh đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là khía cạnh xuất khẩu chưa được đề cập nhiều. Hơn nữa một số m_c tiêu như diện tích vào năm 2030 là 150 ngàn ha và sản lượng xuất khẩu vào năm 2025 đạt 1500 ngàn tấn rất khó đạt được do một số lý do như diện tích cây trà hiện nay bị cạnh tranh bởi các cây trồng khác như tiêu, cà phê tại Lâm Đồng; quá tr nh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ; tại những tỉnh có diện tích trồng trà lớn ở phía Bắc như Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang… diện tích có khả năng trồng trà đã khai thác gần hết, nên trong thời gian tới diện tích trồng trà khó có thể tăng đột biến như cách đây 10-15 năm. Ngoài ra với diện tích tăng không nhanh và với năng suất hiện tại khó tăng cao trong thời gian ngắn (do giống cũ, năng suất đã tăng nhanh trong thời gian qua) nên khả năng tăng nhanh sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới cũng khó đạt được. Do đó nhóm quyết định đưa ra m_c tiêu sản xuất và m_c tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường Anh cho sản phẩm trà của Phúc Long đến năm 2030 như sau:
- Diện tích trồng trà:
Trong thời gian tới giữ vững diện tích trồng trà, tập trung trồng mới và thay thế diện tích trà cũ đạt mức độ ổn định, đến năm 2030 mở rộng diện tích trồng trà sang các khu vực nổi tiếng về trà khác như Mộc Châu - Sơn La hay Suối Bàng - Yên Bái.
- Năng suất và sản lượng:
Mặc dù trà là cây công nghiệp truyền thống lâu đời của nước ta, nhưng năng suất trồng trà của Việt Nam nói chung hay của Phúc Long nói riêng vẫn còn thấp hơn so với năng suất b nh quân của thế giới. Năm 1997, năng suất trà của Việt Nam chỉ đạt 630kg trà khô /ha (chỉ bằng 50% năng suất của thế giới, năng suất của thế giới là 1,2 tấn/ha). Năm 2010, năng suất trung b nh của Việt Nam đạt 1,35 tấn/ha (bằng 84% năng suất trung b nh của thế giới). Đến năm 2025, Phúc Long phấn đấu năng suất bằng với năng suất trung b nh của thế giới và đến năm 2030, phấn đấu năng suất cao hơn năng suất trung b nh của thế giới là 8%.
- Cơ cấu thị trường trong nước và xuất khẩu:
Năm 2025 sản lượng xuất khẩu chiếm 80%, tiêu th_ nội địa 20%; năm 2030 sản lượng xuất khẩu chiếm 75%, tiêu th_ nội địa 25%.
- Về mặt hàng xuất khẩu:
Đến năm 2030, phấn đầu trà túi lọc chiếm 30%, trà túi tam giác chiếm 70% khối lượng trà xuất khẩu.
- Định hướng về thị trường:
Hiện này, sản phẩm trà Phúc Long được xuất khẩu chủ yếu qua các nước Nhật, Mỹ, Indonesia, Philippines, Campuchia. Cần mở rộng xuất khẩu sang nước khác thuộc phân khúc này như nước Anh. Đây là phân khúc thị trường nhập khẩu lớn về trà, do đó cần đẩy mạnh thâm nhập vào phân khúc thị trường này.
- Xây dựng thương hiệu trà Phúc Long trở thành loại trà có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và có uy tín thương hiệu trên thị trường Anh cũng như thị trường thế giới.