Những yêu cầu đối với việc tổ chức thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 34)

Việc yêu cầu đối với việc tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN thường phải căn cứ vào: mục tiêu của chính sách CCTTHC, khả năng của chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giải quyết vấn đề chính sách CCTTHC; và khả năng tham gia giải quyết vấn đề của các đối tượng chính sách này. Một số yêu cầu chủ yếu sau:

Thứ nhất, yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách CCTTHC: Thực hiện chính sách CCTTHC trong

các cơ quan HCNN phải là những hoạt động cụ thể của các cơ quan HCNN và các đối tượng tham gia để đạt những mục tiêu trực tiếp của chính sách này và đây là yêu cầu cốt lõi nhất. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC, yêu cầu mọi hoạt động của các cơ quan HCNN phải tôn trọng nguyên tắc duy trì nhất quán mục tiêu ban đầu của chính sách CCTTHC. Vì nếu trong quá trình thực hiện chính sách này mà có sự điều chỉnh tùy tiện vô nguyên tắc thì sẽ khiến cho nguy cơ làm thay đổi, biến dạng mục tiêu ban đầu của chính sách CCTTHC, điều đó cũng đồng nghĩa chính sách này bị thất bại, phá sản.

Thứ hai, quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN phải bảo đảm tính hệ

thống đồng bộ, nhất là hệ thống tổ chức và hoạt động trong bộ máy tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện chính sách này; hệ thống công cụ và biện pháp của chính sách CCTTHC được sử dụng phải đồng bộ và có quan hệ hữu cơ với các công cụ quản lý khác của nhà nước để tạo hiệu ứng tích cực cho việc đạt mục tiêu đề ra.

Thứ ba, yêu cầu các cơ quan HCNN trong tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC phải đảm

bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý; qua đó sẽ giúp nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN, đồng thời cũng cố niềm tin của các đối tượng chính sách CCTTHC vào nhà nước.

Tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC, đó là yêu cầu các cơ quan HCNN và đối tượng tham gia phải chấp hành các chế định pháp lý trong thực thi chính sách CCTTHC để bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chính sách. Cùng với yêu cầu của tính khoa học trong phân công, phối hợp - tương tác phải đồng bộ giữa các chủ thể chính sách, nhất là hệ thống các cơ quan HCNN trong tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC nhằm thu hút hội tụ các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các

chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách CCTTHC. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý nhà nước phải được cấu trúc hợp lý, tinh gọn và đủ năng lực tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC theo quy trình khoa học.

Thứ tư, yêu cầu bảo đảm lợi ích thiết thực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách

CCTTHC: Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích và nhà nước là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Để thực hiện chức năng này, nhà nước thường dùng chính sách CCTTHC để bảo vệ lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng trong xã hội. Trước nhu cầu và những yêu sách đòi hỏi chính đáng của các đối tác xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và công dân đối với hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp… Đây chính là yêu cầu thực tiễn khách quan rất quan trọng để nhà nước điều chỉnh, cải thiện quá trình thực thi chính sách CCTTHC nhằm giải quyết tốt vấn đề liên quan TTHC và đáp ứng đảm bảo lợi ích thiết thực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Kết quả đó sẽ cũng cố niềm tin của người dân vào chính quyền nhà nước.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w