Thứ nhất, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC.
Thông thường, việc thực hiện CCTTHC tất yếu đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức cơ quan có chức năng và liên quan, cùng với cơ chế vận hành của hệ thống cơ quan HCNN để chuyển biến mục tiêu chính sách CCTTHC thành chương trình hành động xác định, gắn với chuỗi hoạt động cụ thể phân vai theo chức năng của từng cơ quan và cá nhân liên quan. Do việc thực hiện chính sách CCTTHC càng phức tạp khi có nhiều tổ chức tham gia tham gia vào quá trình này. Tính đoàn kết thống nhất hay bất đồng, mâu thuẫn nội bộ trong cơ quan HCNN; và sự thống nhất đồng bộ trong phối hợp tương tác hay có sự chồng chéo, trùng lắp và không rõ trách nhiệm trong hoạt động giữa các cơ quan HCNN các cấp (do sự phân tán về quyền thực thi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động điều phối chính sách) thì chúng đều tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện chính sách CCTTHC. Hơn nữa, cơ chế vận hành của hệ thống cơ quan phụ thuộc vào mức độ tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa trong vận hành và hoạt động của cơ quan HCNN để xử lý có hiệu quả các hoạt động hành chính công vụ của tổ chức. Nếu cơ chế vận hành của hệ thống cơ quan này được thiết lập phù hợp, đồng bộ sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động thực thi chính sách CCTTHC, giúp rút ngắn thời gian giải quyết công việc, thực hiện được yêu cầu công bằng trong phục vụ. Mặt khác, quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN còn phụ thuộc vào các mối quan hệ liên chính quyền được thể hiện trong các chương trình mục tiêu quốc gia, hoặc các mối quan hệ giữa các địa phương, như: các chương trình phát triển vùng, có thể ảnh hưởng không nhỏ đối với thực thi chính sách CCTTHC.
Chính những yêu cầu nêu trên đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế vận hành, cơ chế hợp lý trong phân công, tương tác, trao đổi và phối hợp của nhiều tổ chức hoặc các bộ phận và cá nhân của các tổ chức cùng tham gia để thống nhất nhận thức và hành động trong thực hiện chính sách CCTTHC.
trách nhiệm giải trình của cá nhân người đứng đầu.
Vì khả năng thúc đẩy quá trình thực hiện chính sách CCTTHC đi vào chuyển biến thực chất và đạt hiệu quả hay không, chúng thường chịu dấu ấn ảnh hưởng chi phối rất lớn vào khả năng cam kết chính trị trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm giải trình của cá nhân người đứng đầu của chính quyền địa phương và của cơ quan HCNN. Nên đây là nhân tố hàng đầu quyết định cho sự thành công của việc thực hiện chính sách CCTTHC.
Thứ ba, năng lực và phẩm chất của CB,CC trong bộ máy quản lý HCNN.
Đây là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định trực tiếp đến kết quả tổ chức thực thi chính sách CCHC. Bản thân yêu cầu của thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN cũng đòi hỏi phải rà soát tái thiết lại những chuẩn mực về mặt trình độ, năng lực và mặt phẩm chất đạo đức công vụ (biểu thị thái độ, hành vi) của cán bộ công chức để đáp ứng. Một khi các CB,CC hội đủ việc đáp ứng cả tiêu chí phẩm chất (lập trường chính trị, đạo đức lối sống, thái độ trách nhiệm, phong cách làm việc) và tiêu chí trình độ, năng lực, kỹ năng tác nghiệp; đồng thời biết lồng ghép tốt với các yếu tố khác thì chắc chắn sẽ mang lại chất lượng, hiệu quả trong thực hiện chính sách CCTTHC. Việc CB,CC am hiểu, nắm vững chính sách CCTTHC, có trình độ năng lực quản lý cùng thuần thục kỹ năng tác nghiệp, luôn chuyên tâm và đề cao trách nhiệm trong thực hiện chính sách với tinh thần đổi mới, sáng tạo – đây là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt chính sách có hiệu quả. Và ngược lại, một khi có lỗ hỏng về mặt phẩm chất hoặc hạn chế về năng lực, kỹ năng thì hệ quả của quá trình thực hiện chính sách CCTTHC sẽ dẫn đến sự sai sót và không đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo yêu cầu, sẽ không hoàn thành mục tiêu dự kiến của chính sách CCTTHC.
Tiểu kết chương 1
Xuất phát từ sự cần thiết của chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trong giai đoạn hiện nay, thông qua đó chương 1 đưa ra khái niệm và phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN. Việc thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN theo quy trình các bước trình tự, đó là: (1) Xây dựng kế hoạch tổ chức, điều hành thực hiện chính sách; (2) Tuyên truyền phổ biến chính sách; (3) Phân công và phối hợp thực hiện chính sách; (4) Duy trì và điều chỉnh chính sách; (5) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chính sách; (6) Đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN.
Tuy nhiên, để thực thi thuận lợi chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu: (1) Phải tôn trọng nguyên tắc duy trì nhất quán mục tiêu ban đầu của chính sách CCTTHC đã xác định; (2) Xuất phát từ định hướng tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, của vùng và của từng địa phương ở bối cảnh mở cửa và hội nhập để phát triển hiện nay, cùng với quá trình tái thiết một nền hành chính phục vụ; (3) Căn cứ vào vấn đề hiện trạng của quản lý HCNN ở các cấp hiện nay, mà trước hết là những bức xúc, khúc mắc về TTHC của vấn đề chính sách CCTTHC trước nhu cầu thực tiễn phát triển của xã hội... Đồng thời, phải tính đến các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách này nhằm không ngừng cải thiện quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN.
Những nội dung vừa nêu góp phần hệ thống hóa làm rõ một số lý luận về thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN, tạo cơ sở đi vào nghiên cứu thực trạng Chương 2.
CHƯƠNG 2