quan hành chính nhà nước
Dưới sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện Quế Sơn trong việc tổ chức thực thi và duy trì chính sách CCTTHC, các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện đã từng bước triển khai chương trình CCTTHC gắn với cam kết hành động và lộ trình thực hiện. Trong quá trình thực thi chính sách này trước một số vấn đề thực tiễn phát sinh vướng mắc, các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn bước đầu đã quan tâm kiến nghị đề xuất UBND huyện và sở Nội vụ xem xét về việc sửa đổi, bổ sung khắc phục những bất cập trong giải pháp chính sách, tạo sự chuyển biến trong quan hệ giải quyết công việc giữa cơ quan HCNN với tổ chức và công dân. Mặt khác, một số đề xuất sáng kiến giải pháp mô hình để duy trì tốt chính sách CCTTHC ở huyện Quế Sơn cũng được quan tâm và thực hành, mà tiêu biểu đáng kể là cấp xã có sáng kiến nổi bật về “Mô hình làm thêm ngày thứ Bảy tại bộ phận một cửa” của UBND thị trấn Đông Phú đã được duy trì tốt từ năm 2008 đến nay là một điển hình trong đẩy mạnh thực hiện chính sách CCTTHC.
Trong việc duy trì chính sách CCTTHC, tính đến cuối năm 2020[56;tr.08] huyện Quế Sơn có 295 bộ TTHC trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc huyện đã được đăng tải Cổng thông tin điện tử của huyện mức độ 1 và 2. Đồng thời, đã cập nhật và đăng tải 716 Dịch vụ công cấp tỉnh mức độ 3 và mức độ 4 (466 DVC mức độ 3 và 250 DVC mức độ 4); 66 Dịch vụ công cấp huyện: 63 DVC mức độ 3 (Tư pháp: 14 TT, Giáo dục: 6 TT, Cấp phép xây dựng: 02 TT, KT-HT: 09 TT, TN-MT: 11 TT, TC-KH: 08 TT,
VH-TT: 06 TT, Nội vụ: 07 TT) và 03 DVC mức độ 4 đối với lĩnh vực GD-ĐT; 10 Dịch vụ công cấp xã mức độ 3 theo Quyết định 1776/QĐ-UBND ngày 02/7/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam trên Cổng thông tin điện tử huyện để tổ chức, cá nhân tra cứu thực hiện.
Ngoài ra, để đảm bảo duy trì tích cực quá trình thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN, huyện Quế Sơn đã kịp thời cử nhiều cán bộ của huyện và xã tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại tỉnh Quảng Nam vào quý II, III/2020 để đáp ứng yêu cầu giải quyết TTHC tại địa phương.
Đặc biệt, việc duy trì chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn những năm gần đây đã và đang tập trung vào việc đẩy mạnh mô hình tổ chức giao dịch hành chính công trực tuyến, đáp ứng trạng thái chuyển sang bình thường mới khi hướng vào giải quyết các lĩnh vực trọng yếu và cấp bách, đáp ứng yêu cầu đặt ra về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết vấn đề an sinh xã hội... trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, việc thực thi chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN có khả năng ứng phó với những biến động của tình hình mới, kể cả trong hoàn cảnh môi trường phòng dịch bệnh covid 19.
Vấn đề hạn chế đặt ra:
Thứ nhất, lãnh đạo của Đảng ủy và UBND các xã trên địa bàn Quế Sơn chưa tập trung chỉ
đạo quyết liệt đẩy mạnh chính sách CCTTHC. Nên nhiều quy định, thủ tục phức tạp còn tồn tại chậm được rà soát, đơn giản hóa gây cản trở cho quá trình duy trì chính sách CCTTHC. Một số nội dung của chính sách CCTTHC khi tổ chức thực hiện gặp lúng túng, chậm đề ra các giải pháp, biện pháp cần thiết để duy trì chính sách, dẫn đến tình trạng chậm trễ kéo dài thời gian trong thực hiện chính
sách này, gây lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân...
Mặt khác, trong quá trình duy trì chính sách CCTTHC, trách nhiệm giải trình của các cơ quan HCNN đối với các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trên địa bàn và dân chúng sở tại cũng là một vấn đề chưa khắc phục được trên thực tế. Ngay cả việc thực hiện thư xin lỗi công dân, tổ chức do trể hạn trong giải quyết hồ sơ, TTHC theo đúng quy định tại Thông tư 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ vẫn còn chưa nghiêm, chưa thường xuyên. Đồng thời, việc phản hồi, phúc đáp của chính quyền địa phương trên trang thông tin điện tử đến với các đối tác xã hội và người dân về các ý kiến phản ánh của họ vẫn thiên về hình thức là chủ yếu, mà chưa đi vào thực chất của văn hóa ứng xử trong giao dịch TTHC.
Thứ hai, một số mặt hạn chế trong duy trì chính sách CCTTHC được biểu hiện ở tính công bằng còn
chưa đảm bảo trong thực thi chính sách CCTTHC trên địa bàn huyện đối với các đối tượng chính sách này. Vì cơ chế xin cho vẫn đang ngự trị chi phối cùng với thái độ còn thiếu khách quan của không ít cán bộ công chức trong thực thi công vụ, gây thiệt thòi cho các đối tượng thụ hưởng chính sách CCTTHC.
Thứ ba, trong thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn,
những vấn đề điều chỉnh về nội dung giải pháp của chính sách này dựa trên bằng chứng rất ít được quan tâm thực hiện. Bởi thực tế ở địa phương, những vấn đề trao đổi, tương tác về nội dung điều chỉnh các giải pháp chính sách mới chỉ gửi tới một số địa chỉ cơ quan nhất định (cơ quan nhà nước và một vài đoàn thể có liên quan) để lấy ý kiến góp ý theo thủ tục cho đủ thành phần đại diện hơn là trao đổi thảo luận thực chất (chỉ dựa trên những lập luận chủ quan là chính); trong khi đó lại rất ít tổ chức đối thoại trao đổi ý kiến với các nhóm đối tượng chính sách có liên quan, cũng như rất ít chú trọng đăng tải lên trang thông tin điện tử của huyện - xã để lấy ý kiến phổ rộng của các đối tượng chịu tác động của vấn đề phát sinh, đối tượng chịu tác động của chính sách CCTTHC, giải pháp chính sách này nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn.
Đúng vậy trong thực tế địa phương, quy trình tham vấn ý kiến đóng góp, phản biện xã hội của những nhóm đối tượng chịu tác động của chính sách CCTTHC để
phục vụ hoạt động điều chỉnh chính sách CCTTHC lại thường không thực hiện gắn liền với các công đoạn: nhận diện vấn đề; lựa chọn chính sách, giải pháp chính sách này. Hiện trạng đó khiến hoạt động điều chỉnh chính sách CCTTHC theo kiểu “vừa thiết kế, vừa thi công” (mới chỉ đáp ứng mức độ xử lý tình huống tạm thời), mà không có chiều sâu như mục tiêu chính sách CCTTHC kỳ vọng.