trong các cơ quan hành chính nhà nước
Căn cứ từ chương trình kế hoạch thực thi chính sách CCTTHC được duyệt và dựa vào cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị cơ quan, những năm gần đây UBND huyện Quế Sơn và UBND các xã đã tiến hành tổ chức sự phân công để từng bước cụ thể hóa các nhóm nhiệm vụ công việc CCTTHC ở phạm vi địa phương mình (giảm thiểu cơ bản tình trạng chồng lấn, trùng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận chuyên môn). Từ năm 2016, UBND huyện đã thành lập Tổ công tác đẩy mạnh CCHC khối chính quyền, do Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng, Trưởng phòng Nội vụ làm Phó trưởng Ban thường trực và các thành viên là Trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc huyện [56;tr.01].
Mặt khác,chính quyền huyện và các xã, thị trấn đã ban hành quy chế làm việc, quy chế phối hợp trong quan hệ công tác giữa các cơ quan đơn vị... để tổ chức
thuận lợi việc thực hiện chính sách CCTTHC trên địa bàn.
Trong phân công và phối hợp thực hiện chính sách CCTTHC, chính quyền huyện Quế Sơn những năm qua đã cơ bản tái thiết trật tự hoạt động quản lý nhà nước về một số mặt lĩnh vực quan trọng như: đầu tư, đất đai, XDCB... Ngoài ra, sự phân công, phân cấp trên địa bàn huyện cũng đã chú trọng mạnh dạn phân cấp thẩm quyền cho UBND các xã, thị trấn trực tiếp phụ trách việc thực hiện giải quyết các lĩnh vực, như: về đất đai (đăng ký quyền SDĐ lần đầu, chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp của hộ gia đình - cá nhân, tách thửa hoặc hợp thửa đất, trình tự thủ tục chuyển đổi - chuyển nhượng - cho thuê và cho thuê lại - thừa kế - tặng cho - góp vốn bằng quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất...); về hộ tịch; về chứng thực; xác nhận hộ nghèo; Lĩnh vực nuôi con nuôi... Qua đó góp phần khắc phục một bước sự áp lực quá tải đối với huyện và tăng cường dần tính tự chủ cho cấp xã, tạo chuyển biến tích cực một số mặt trong thực hiện chính sách CCTTHC.
Đối với việc thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC những năm gần đây – nhất là từ năm 2019, UBND huyện và các xã, thị trấn đã từng bước củng cố, kiện toàn trên cơ sở cụ thể hóa từng nhóm công việc theo chức năng thẩm quyền của từng cơ quan đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân (chứ không chung chung). Đồng thời, thông qua sự kết nối Bộ phận Một cửa cấp xã với Trung tâm hành chính công huyện Quế Sơn và Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Nam đã từng bước tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan HCNN ở địa phương cũng được đồng bộ hơn. Qua đó những năm qua đã góp phần thực hiện thuận tiện từ khâu tiếp nhận, thẩm định đến phê duyệt và trả kết quả (quy trình bốn bước) tại Bộ phận Một cửa đối với các TTHC đủ điều kiện theo Điều 6 Thông tư 01/2018/TT-VPCP.
Ngoài ra, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong CCTTHC thời gian qua đã tạo thuận lợi thúc đẩy sự phối hợp tích cực hơn giữa các phòng ban, cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện Quế Sơn. Cụ thể: Một mặt, tăng cường trao đổi các văn bản trên mạng qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (Q-Office), giúp cho hoạt động quản lý, điều hành được nhanh chóng; Một mặt khác, đẩy mạnh ứng dụng phần mềm chuyên dùng chung đối với các lĩnh vực tài chính, tư pháp - hộ tịch, kiểm soát TTHC, quản lý văn bản, văn thư, lưu trữ; hệ thống truyền hình
trực tuyến đến các xã, thị trấn đã đi vào vận hành có hiệu quả.
Một số khía cạnh đặt ra vấn đề bất cập trong hoạt động phân công và phối hợp thực hiện chính sách CCTTHC trong các cơ quan HCNN:
Thứ nhất, việc phân công chức năng, nhiệm vụ cùng với sự phân cấp, phân quyền giữa các cấp quản
lý và giữa các cơ quan HCNN cùng cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói riêng vẫn còn chung chung, chưa đủ rõ và chưa thực sự hợp lý. Hơn nữa, sự phân cấp bị chi phối của tính cục bộ giữa các cơ quan HCNN các cấp, nên phần lớn quyền hạn vẫn tập trung vào cấp trên (chưa mạnh dạn giao quyền cho địa phương cấp dưới); sự phân cấp cũng chưa tính đến sự phù hợp với đặc điểm riêng về văn hóa, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Điều này dẫn đến các cơ quan HCNN cấp dưới của địa phương thiếu tính chủ động và tính tự chủ yếu, xảy ra tình trạng trông chờ, lệ thuộc vào cơ quan HCNN cấp trên, nên khi triển khai thực hiện nhiệm vụ của địa phương gặp nhiều khó khăn và chậm trễ, làm ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách CCTTHC.
Thứ hai, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong mối quan hệ công
tác giữa một số cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Quế Sơn còn chồng chéo, trùng lắp, chưa cụ thể hoá đầy đủ... Bản thân các cơ quan HCNN trên địa bàn cũng chưa đề cao trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để kết nối với nhau trong quá trình thực thi chính sách CCTTHC. Hiện trạng này khiến cho một số mặt nội dung của chính sách CCTTHC mới chỉ dừng lại ở bản liệt kê nội dung chính sách CCTTHC, mà thiếu chương trình hành động cụ thể; cũng như không xác định cụ thể, rõ về lĩnh vực nào trọng điểm phải ưu tiên trong thực hiện từ căn cứ tình hình đặc điểm của địa phương.
Thứ ba, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan HCNN trên địa bàn Quế Sơn hiện đang thiếu sự phối
hợp đồng bộ trong hoạt động chia sẻ, công khai thông tin, trao đổi, phối hợp giải quyết lĩnh vực TTHC (chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối). Mặt bất cập thể hiện rõ nét ở: khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp trong giải quyết hồ sơ và công việc ở một số nơi còn chưa ổn; tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ở các xã, thị trấn chưa được chú trọng bố trí cán bộ, công chức phù hợp về năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, phong cách giao tiếp
và tinh thần trách nhiệm (nhất là công chức trực tiếp nhận, giải quyết TTHC ở các lĩnh vực đất đai, tư pháp-hộ tịch, Lao động, Thương binh – xã hội); việc niêm yết địa chỉ, số điện thoại góp ý phản ánh, kiến nghị về nội dung các TTHC ở một số địa phương, đơn vị cũng chưa thực hiện tốt[57;tr.04]. Chính việc thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ, dẫn đến kéo dài thời gian, làm chậm việc thực hiện chính sách CCTTHC, gây khó khăn cho các đối tác xã hội, doanh nghiệp và người dân...
Thứ tư, trong quá trình rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền và tổ chức
thực hiện các TTHC liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện vẫn còn lúng túng, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ; thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ chưa thực hiện đúng theo Quy chế phối hợp giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông thuộc các lĩnh vực, như: đất đai, xây dựng, đầu tư, lao động, thương bình và xã hội... Ngay cả tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện cũng còn thấp... Hiện trạng này khiến cho nhiều quy định, thủ tục trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách CCTTHC còn phức tạp, rắc rối gây khó khăn, cản trở việc thực hiện chính sách này.