Nhu cầu của xã hội về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các điều kiện công nghệ để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

điều kiện công nghệ để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thứ nhất, nhu cầu của xã hội về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và gián tiếp tác động đến lợi ích của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Thực tế cho thấy trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng, khi nhu cầu thị trường về sản phẩm lớn hơn khả năng cung ứng sản phẩm (cầu lớn hơn cung) sẽ dẫn tới giá cả của sản phẩm đó có xu hướng tăng lên, lợi nhuận của nhà sản xuất cũng vì thế tăng theo và tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mục đích của các chủ thể là tìm kiếm lợi ích kinh tế cho bản thân mình thông qua các hoạt động sản xuất. Quá trình sản xuất (sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?) do các chủ thể sản xuất quyết định. Nhưng việc sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ có bán được hay không lại phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng hay nói cách khác là nhu cầu của xã hội về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Chỉ khi người tiêu dùng chấp nhận bỏ tiền mua sản phẩm thì kết quả sản xuất của các chủ thể trong

chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới được thừa nhận và lợi ích kinh tế của các chủ thể này mới được thực hiện.

Như vậy, nhu cầu của thị trường (bao gồm thị trường trong nước và quốc tế) về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là nhân tố có tác động trực tiếp quyết định tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hữu cơ và từ đó gián tiếp tác động tới lợi ích của từng chủ thể trong chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ

sinh học) có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ và gián tiếp tác động tới lợi ích của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Khoa học công nghệ nói chung, công nghệ sinh học nói riêng có những tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Việc ứng dụng những mô hình nhà lưới, nhà màng, nhà kính hay công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ thủy canh, khí canh và công nghệ sinh học cho phép loại bỏ các chất hóa học khỏi quy trình sản xuất nông nghiệp, đó cũng chính là yêu cầu bắt buộc đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khoa học công nghệ còn quyết định tới việc nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp từ đó tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp hữu cơ và lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động này. Thực tế cho thấy, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng đã có những tác động to lớn tới năng suất nhiều loại cây trồng, vật nuôi, giúp cho cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu để nâng cao sản lượng tại các vùng sản xuất bị nhiễm mặn như đồng bằng sông Cửu Long hay tại các vùng hạn hán, có lượng mưa trung bình hàng năm thấp hơn so với các địa phương trong cả nước như Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên… từ đó đem lại lợi ích to lớn cho các chủ thể tham gia sản xuất trong đó có sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w