cho các chủ thể về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ
Qua thực tiễn phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp những năm qua ở thành phố Hà Nội cho thấy: Mối liên kết giữa các chủ thể tham gia sản xuất NNHC, đặc biệt là giữa nông dân - doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như: sự liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa NNHC còn lỏng lẻo, chưa có sự cộng đồng trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng, sản phẩm chung của các chủ thể trong chuỗi. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân là quan hệ “CẦN” (nhu cầu) và “LỢI” (lợi ích). Trong đó, nông dân cần bán nông sản, còn doanh nghiệp thì cần nguồn nguyên liệu chế biến. Tuy vậy, việc chia sẻ lợi nhuận trong mối liên kết này chưa tương xứng với vai trò đóng góp của các chủ thể trong chuỗi giá trị. Doanh nghiệp tồn tại nhờ nông dân nhưng mối
quan hệ “CẦN” này chưa được bình đẳng bởi nông dân luôn ở vị thế yếu nên bị doanh nghiệp chèn ép, nông dân chỉ chủ động được trong khâu sản xuất, còn việc tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp; mô hình liên kết “các nhà” với vai trò tổ chức của Nhà nước, chuyển giao khoa học kỹ thuật của nhà khoa học chưa đem lại hiệu quả, việc chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học chủ yếu thực hiện theo hình thức mua đứt bán đoạn đối với các loại giống vật nuôi, cây trồng. Việc các nhà khoa học bám đồng ruộng, đi theo người nông dân để xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra trong các chu trình sản xuất chưa được thực hiện thường xuyên nên kết quả của việc chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng; hoạt động tư vấn sản xuất chưa phổ biến, nhà tư vấn chưa chịu trách nhiệm đến cùng với người nông dân trong việc thực hiện tư vấn sản xuất...
Từ những vấn đề nảy sinh trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp nêu trên. Để nâng cao vai trò hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cần thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, tăng cường hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý
giúp cho người dân nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong sản xuất và kinh doanh. Khuyến khích tạo thói quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong các quan hệ kinh tế, xã hội của người dân nói chung và trong hoạt động sản xuất NNHC nói riêng, nâng cao phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý của cán bộ tư pháp tại địa phương để đảm bảo mọi người dân đều có khả năng tiếp cận với dịch vụ tư vấn pháp lý khi cần thiết. Kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp; đa dạng hóa và đổi mới phương thức tuyên truyền với những nội dung có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân để từng bước đáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay, quy định trách nhiệm từng thành viên để phát huy tính chủ động, triển khai nhịp nhàng; phát huy và nhân rộng các mô hình có hiệu quả.
Thứ hai, phối hợp giữa các cấp ngành trong hệ thống chính trị cấp để
tăng cường công tác quản lý sản xuất. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc quản lý sản xuất kinh doanh NNHC bằng việc công khai tại trụ sở UBND cấp xã, UBND cấp huyện một số văn bản quản lý nhà nước quy định trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thực hiện các chương trình, dự án, tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, dạy nghề và hỗ trợ việc làm; chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tư vấn và hỗ trợ pháp lý, thông tin thị trường; tổ chức các dịch vụ về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; tham gia công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo... giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đưa các quy trình sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường vào quá trình sản xuất nhằm sản xuất ra các sản phẩm an toàn với sức khỏe cộng đồng. Các địa phương cần chủ động phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý thị trường nông sản nhằm chủ động phòng ngừa, xử lý kịp thời những vi phạm trong cung ứng nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh, hạn chế những hành vi gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh nông sản hữu cơ. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm minh hành vi buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ của các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng dịch vụ.
Thứ ba, định kỳ tổ chức các hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất
nghiệp xanh, kết nối doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố với doanh nghiệp địa phương khác trong nước và doanh nghiệp nước ngoài nhằm thúc đẩy hình thành các mối quan hệ hợp tác kinh doanh. Thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn với nhau, giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ truyền thống với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; kết nối giữa doanh nghiệp dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh 166 của địa phương với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp xanh trong cả nước, nhất là doanh nghiệp các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo thị trường cho doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng, triển khai một số chương trình như: Kết nối cung - cầu thực phẩm an toàn, kết nối cung - cầu đặc sản nông nghiệp hữu cơ của Hà Nội... nhằm tạo điều kiện giao lưu, hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất, giữa doanh nghiệp - hộ sản xuất với người tiêu dùng từ đó tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ.