Thứ hai, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ cần thực
thi nghiêm túc những chính sách mà Nhà nước đã đề ra. Các văn bản pháp lý chính là chế tài, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện lợi ích cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ.
Thứ ba, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối lợi ích, thu nhập,
chính sách giá cả… Cơ chế, chính sách phân phối cần phải dựa trên cơ sở các nguồn lực đóng góp trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng nông sản hữu cơ, vai trò của các chủ thể trong chuỗi giá trị hàng nông sản hữu cơ. Phát huy vai trò của thị trường, tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời, phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết hợp lý quan hệ phân phối.
2.2.2. Tiêu chí đánh giá quan hệ lợi ích trong phát triển nôngnghiệp hữu cơ nghiệp hữu cơ
2.2.2. Tiêu chí đánh giá quan hệ lợi ích trong phát triển nôngnghiệp hữu cơ nghiệp hữu cơ
Thứ nhất, sự đa dạng quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thể hiện qua số lượng các chủ thể sự tham gia vào thị trường hàng nông
sản hữu cơ, thể hiện qua mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị trong các mô hình nông nghiệp hữu cơ,...
Thứ hai, sự bền vững của các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ: Được thể hiện ở tính gắn kết lâu dài giữa các chủ thể tham gia
vào phát triển NNHC. Sự gắn kết, hợp tác này là liền mạch hay đứt đoạn, có sự ràng buộc bởi các hợp đồng kinh tế hay chỉ là những thỏa thuận miệng,…
Thứ ba, sự hài hòa của các mối quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thể hiện sự tương quan giữa đóng góp về kết quả, hiệu quả sản