Xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 129 - 133)

triển nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định, bền vững

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là lĩnh vực rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, nhu cầu thị trường..., yêu cầu canh

tác khắt khe, kỹ thuật tỉ mỉ. Điều này dễ dẫn đến tâm lý chán nản, chùn bước cho chủ thể sản xuất. Do đó, cần tạo được động lực để thu hút người dân tham gia sản xuất. Để làm được điều đó cần có những giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất, hoàn thiện và thực hiện lâu dài chính sách hỗ trợ tín dụng cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Điều này giúp đảm bảo cho các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Chính quyền ban hành chính sách ưu tiên cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nói chung và NNHC nói riêng, bảo lãnh và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bảo lãnh và cho hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân vay sản xuất NNHC. Cân đối nguồn ngân sách của thành phố để trích một phần ngân sách thành lập quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung một số cơ chế chính sách mang tính đặc thù của sản xuất, kinh doanh NNHC. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với khả năng tiếp cận của người nông dân và đặc điểm của sản xuất NNHC; triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực sản xuất NNHC; cải tiến quy trình, thủ tục để rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay giúp người nông dân tiếp cận vốn vay hiệu quả nhất. Ngoài ra, ngành Ngân hàng tiếp tục phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, hội (Hội Nông dân; Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…) tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, bởi đây là kênh ủy thác, chuyển tải nguồn vốn vay hiệu quả và nhanh nhất đến với nông dân.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách hỗ trợ để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với các loại hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Các chính sách hỗ trợ để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với các loại hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ giúp cho các chủ thể tham gia chuỗi

sản xuất nông nghiệp hữu cơ bảo toàn được vốn trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh và các điều kiện bất khả kháng khác để đảm bảo quá trình tái sản xuất nông nghiệp hữu cơ được diễn ra ổn định, từ đó đảm bảo lợi ích cho các chủ thể tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Để sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển ổn định, bền vững cần nhanh chóng có những chính sách cụ thể và cơ chế phù hợp để thực hiện bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, Việt Nam là một nước có tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn khá cao (trên 60% năm 2018) với gần 18% dân số làm nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp được coi là “trụ đỡ của nền kinh tế” trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế làm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ lâm vào suy thoái trầm trọng. Tuy vậy, đây cũng là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của những biến động thời tiết, hàng năm thiên tai, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp giá trị tương đương hàng chục tỷ US.) Vì vậy, cần thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nông nghiệp để người dân bảo vệ cho thành quả và công sức lao động của họ, góp phần giữ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, bền vững.

Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được Thủ tướng chính phủ ban hành thông qua Quyết định 315/QÐ-TTg (ngày 01/3/2011) về việc triển khai Thí điểm BHNN giai đoạn 2011 - 2013 tại 20 tỉnh, thành phố. Đây là một Chương trình lớn của Chính phủ nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Trong đợt thí điểm này, Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân thuộc diện nghèo; 80% hộ diện cận nghèo, 60% hộ bình thường; 20% cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. Thành phố Hà Nội là 1 trong 20 tỉnh, thành được chọn làm mô hình thí điểm đối với đàn bò sữa và đàn lợn. Ngay từ cuối năm 2011, UBND Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp để triển khai thực hiện và đã chọn Công ty Bảo hiểm Đông Đô trực tiếp triển khai nghiệp vụ

Bảo hiểm nông nghiệp; hai địa phương được thành phố lựa chọn là: Huyện Ba Vì để thực hiện thí điểm Bảo hiểm cho đàn bò sữa, huyện Chương Mỹ thực hiện thí điểm bảo hiểm cho đàn lợn. Thông qua việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho đàn bò sữa và đàn lợn tại thành phố Hà Nội đã rút ra những hạn chế cần khắc phục để bảo hiểm được thực hiện rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể như:

Đối với đàn bò sữa cần mở rộng phạm vi bảo hiểm một số bệnh (về bệnh sinh sản, ký sinh trùng đường máu, những tác động cực đoan của thời tiết, thiên tai dẫn tới thiệt hại về năng suất...).

Đối với phí bảo hiểm, đây là loại hình mới nên vẫn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để giảm mức phí bảo hiểm ở mức phù hợp để đông đảo hộ sản xuất có thể tham gia.

Bên cạnh đó cần mở rộng phạm vi, nội dung công tác tuyên truyền, tập huấn về bảo hiểm nông nghiệp cho hộ sản xuất; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho các cá nhân, tổ chức tham gia tuyên truyền về bảo hiểm nông nghiệp như: cán bộ cơ sở thôn, xóm, cán bộ thú y, những người trực tiếp tham gia vào công tác BHNN đến người dân.

Cần tiếp tục cải cách các thủ tục tham gia bảo hiểm theo hướng đơn giản, gọn nhẹ hơn, đặc biệt việc giải quyết bảo hiểm khi có rủi ro phải kịp thời có như vậy sẽ tạo sự đồng thuận cao với người dân tham gia bảo hiểm. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhằm hạn chế trường hợp trục lợi từ bảo hiểm.

Thứ ba, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian tới, cần có thêm chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Các chính sách này sẽ được áp dụng trên cơ sở căn cứ Nghị định 98/2018 và Nghị định 83/2018 của Chính phủ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ sau đầu tư, tập trung vào khâu sơ chế, chế biến, nhãn mác hàng hóa, truy xuất nguồn gốc và thương mại, tiêu

thụ sản phẩm... nhằm khuyến khích nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hợp tác xã tập trung đầu tư hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, còn doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định. Qua đó, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu và hướng tới xuất khẩu một số nông sản đặc trưng của Thủ đô. Mới đây, nhằm phát triển NNHC trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 196 /KH-UBND về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm NNHC giai đoạn 2019-2020. Theo đó Hà Nội sẽ xây dựng 5-10 mô hình sản xuất NNHC với quy trình kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định, sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia và quốc tế về NNHC.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w