Các chủ thể quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

đó trong quá trình sản xuất (thường là khâu thu hoạch rau, củ, quả hoặc gieo cấy). Đây là loại hình dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Như vậy, hài hòa quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ kết nối người nông dân với các chủ thể khác trong chuỗi sản xuất, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, phân công lao động nông nghiệp, nông thôn.

Sáu là, hài hòa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân khu vực nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông nghiệp hữu cơ với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống các tiêu chí thân thiện với môi trường, loại bỏ hoàn toàn các chất hóa học ra khỏi quy trình sản xuất. Vì vậy, một mặt phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đó cũng chính là môi trường sống của người nông dân, mặt khác với hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất nông nghiệp truyền thống, sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ góp phần cải thiện thu nhập, từ đó nâng cao chất lượng đời sống của người dân khu vực nông thôn.

Ngoài ra, việc loại bỏ các chế phẩm hóa học khỏi chu trình sản xuất nông nghiệp, dựa vào các sản phẩm của nguồn gốc hữu cơ và các loài thiên địch để bảo vệ cây trồng, vật nuôi sẽ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững và thích ứng tốt với những biến đổi của khí hậu.

2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNGĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

2.2.1. Nội dung quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

2.2.1.1. Các chủ thể quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ hữu cơ

Chủ thể Nhà nước: Chủ thể Nhà nước được bàn đến ở đây là các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và với các chức năng chuyên biệt theo sự phân công của bộ máy quản lý hành chính nhà nước như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư,...); là chủ thể có vai trò quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho thực hiện quan hệ lợi ích và phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng như hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ trên các phương diện: (i) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp hữu cơ; (ii) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp quy về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; (iii) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nông nghiệp hữu cơ; (iv) Tổ chức, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; (v) Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp hữu cơ; (vi) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (vii) Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp hữu cơ. Như vậy, lợi ích của chủ thể Nhà nước đại diện cho lợi ích của toàn xã hội trong phát triển nông nghiệp hữu cơ và lợi ích đó không đồng nhất với lợi ích cục bộ của các cơ quan nhà nước hay các công chức có liên quan.

Nhóm chủ thể cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ (gọi tắt là chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ): Nhóm chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất

bao gồm: doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, ngân hàng, nhà khoa học, nhà tư vấn sản xuất. Hoạt động của các chủ thể này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thông qua việc cung ứng đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất với chất lượng đảm bảo, đầy đủ về số lượng, kịp về thời vụ sẽ

góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cho sản phẩm hữu cơ từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Từ đó, đem lại lợi ích cho các chủ thể sản

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w