Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 148 - 150)

tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ của các chủ thể tham gia săn xuất nông nghiệp hữu cơ chính là giúp cho các chủ thể sản xuất nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ để từ đó vận dụng vào phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của các chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ là giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm phát triển sản xuất NNHC trên cơ sở hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, cần có các kế hoạch, quy hoạch về phát triển và vùng sản xuất chuyên canh, Thành phố Hà Nội phải tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thay đổi một số tập quán canh tác, thực hiện tốt công tác quản lý phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM). Nội dung cụ thể là:

Thứ nhất, tích cực đưa cơ giới hóa vào sản xuất NNHC. Cơ giới hóa là

giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Để thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi Thành phố Hà Nội cần ban hành hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ, thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, cơ khí hóa đồng bộ trong sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm… tạo điều kiện cho chính quyền các huyện, nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường đầu tư để tiến tới cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong lĩnh vực sản xuất, ưu tiên đầu tư trang bị ở các khâu: Cơ giới hóa phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, vận chuyển trong nông nghiệp nông

thôn và bảo quản chế biến nông sản hữu cơ. Mở rộng hệ thống cung ứng, dịch vụ, sửa chữa máy nông nghiệp, trên cơ sở phát triển các mô hình dịch vụ truyền thống gắn với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn diện rộng cho cán bộ kỹ thuật, các hộ gia đình, chủ trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp về vai trò, tác dụng cơ giới hóa nông nghiệp; kỹ năng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng máy, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp.

Thứ hai, tranh thủ sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành để chuyển giao

và tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích ứng dụng, chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp là giải pháp quan trọng có tính đột phá trong đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển sản xuất NNHC. Phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật cho việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất NNHC. Có định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, giúp cho người nông dân tiếp cận và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ và đặt hàng đối với các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học chuyên ngành để nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao, ứng dụng các loại giống cây trồng chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội nhằm giảm sự gây hại của sâu bệnh, bảo vệ sản xuất. Đẩy mạnh xã hội hóa việc chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất dưới các hình thức đa dạng như: phổ biến kinh nghiệm của những người sản xuất giỏi ở địa phương; các tổ chức đoàn thể ở nông thôn (Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh...) lồng ghép việc phổ biến, tuyên truyền khoa học công nghệ có khả năng phát triển kinh tế địa phương vào hoạt động của mình; khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ khoa học công nghệ và các hội nghề nghiệp ở địa phương.

Thứ ba, chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, không chỉ chú ý những nội dung về kỹ thuật công nghệ mà còn cần chú ý đến nội dung về kinh tế và tổ chức, như: tổ chức sản xuất, liên kết kinh tế (liên kết 4 nhà), thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Những nội dung này là điều kiện cần thiết để các thành tựu về khoa học - công nghệ có thể phát huy đầy đủ hiệu quả. Có cơ chế khuyến nông, hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất NNHC để khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh bằng các biện pháp như: giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ cho những tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học công nghệ mới. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và mở rộng dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ ở nông thôn. Ngoài nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật, kinh tế, tổ chức cho người nông dân, các tổ chức này còn phải đảm nhận cả hoạt động tuyên truyền, huấn luyện và nâng cao nhận thức, trình độ của người nông dân đối với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NNHC.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w