1.3.1. Những kết quả đạt được
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, có thể thấy, các công trình là những nghiên cứu công phu, đáng tin cậy về những vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhóm công trình đầu tiên đã tập trung phân tích nhiều nội dung liên quan đến VĐHL và VĐCS, trong đó về cơ bản có những nội dung sau đây đã được thống nhất: khái niệm VĐHL, VĐCS, chủ thể và đối tượng, nội dung và phương pháp VĐCS, môi trường và các nhân tố tác động đến VĐCS, những tác động của VĐCS... Những nội dung được đề cập trong nhóm công trình này giúp làm rõ hơn một số cách hiểu về VĐHL, VĐCS công, đồng thời giúp cho những khái niệm này trở nên phổ biến hơn, quen thuộc hơn cả trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn đời sống.
Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ là những nghiên cứu công phu trình bày sâu sắc những nội dung liên quan đến pháp luật hay những quy định về VĐCS và bước đầu phân tích bối cảnh cũng như
những thay đổi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định này ở một số nước, trong đó có Anh, Pháp và đặc biệt phổ biến là Mỹ. Riêng về thực tiễn VĐCS công ở từng nước, các công trình cũng đã đề cập ở những mức độ khác nhau những biểu hiện của VĐCS thông qua việc tiếp cận chỉ ra quy mô của hoạt động này, sự thay đổi rõ rệt về những đầu tư tài chính cho VĐCS, những chủ thể, đối tượng và hình thức VĐCS đặc trưng của từng nước hoặc đưa ra những nghiên cứu trường hợp về các vụ việc VĐCS cụ thể ở mỗi nước. Những nghiên cứu này giúp cung cấp một bức tranh khá rõ nét giúp tác giả có những hình dung ban đầu về VĐCS ở ba quốc gia được lựa chọn nghiên cứu trong luận án của mình. Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn rất phong phú và thuyết phục trong đó nhiều nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận so sánh giống với luận án, nhất là đã có những nghiên cứu so sánh ở những mức độ và khía cạnh nội dung khác nhau giữa từng cặp nước mà một hoặc cả hai trong số đó là những quốc gia mà luận án nghiên cứu, đặc biệt, Anh và Pháp xuất hiện trong tất cả các nghiên cứu về VĐCS ở châu Âu hiện nay. Một số phương pháp định tính và định lượng được sử dụng thông qua những nỗ lực tiến hành điều tra xã hội học đã cung cấp những cơ sở dữ liệu và dẫn chứng để làm tăng tính thuyết phục của các kết luận nghiên cứu. Tác giả luận án kế thừa rất nhiều kết quả từ những nghiên cứu dạng này trong luận án của mình.
Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về Việt Nam đã phác họa một cách tương đối chi tiết về những vấn đề chính sách công và VĐCS công ở Việt Nam như làm rõ được đặc thù và những bất cập trong thực tiễn chính sách ở Việt Nam xuất phát từ đặc thù của hệ thống chính trị và các điều kiện khác. Các công trình nhóm này cũng đã đề cập đến cơ sở cho VĐCS ở Việt Nam hiện nay và nêu một vài biểu hiện của VĐCS ở nước ta như thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, những nỗ lực trong VĐCS của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động VĐCS của chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, từ đó cũng đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy VĐCS công tích cực ở Việt Nam.
1.3.2. Những khoảng trống chưa được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra, cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy còn một số khoảng trống sau đây cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn:
Thứ nhất, mặc dù có khá nhiều công trình đề cập đến những nội dung cơ bản về VĐCS như khái niệm, chủ thể, đối tượng, mục đích, phương thức, quy trình… nhưng chưa có công trình nào tập trung vào phân biệt hai khái niệm: VĐHL và VĐCS công để thống nhất cách hiểu cũng như phạm vi sử dụng hai khái niệm trong thực tế còn nhiều tranh cãi này. Hơn thế nữa, dù từng vấn đề có liên quan đến nội dung của VĐCS công đã được đề cập đến và trở đi trở lại ở nhiều nghiên cứu nhưng một công trình tập hợp một cách hệ thống và phân tích đầy đủ, sâu sắc và toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về VĐCS công để làm cơ sở khảo cứu và đánh giá thực tiễn hoạt động này ở Anh, Pháp, Mỹ là không có. Đây chính là đóng góp đầu tiên mà luận án hướng tới thực hiện.
Thứ hai, đã có những công trình đề cập đến VĐHL, VĐCS ở Anh, Pháp và Mỹ nhưng mới chỉ tiếp cận chung chung, khai thác ở những mức độ và chiều cạnh nhất định, không đi sâu khảo sát và phân tích theo những nội dung mà luận án xác định. Như trên đã chỉ ra, dù có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh nhưng đối tượng nghiên cứu không được xác định giống như trong luận án này của tác giả. Một nghiên cứu so sánh về VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ tập trung vào mối quan hệ giữa tính thể chế (đặc thù của hệ thống chính trị và quá trình chính sách công) với thực tiễn VĐCS lần đầu tiên được thực hiện trong luận án của tác giả. Đặc biệt, từ thực tiễn VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ, đưa ra những đánh giá, nhận định và rút ra những giá trị và những kinh nghiệm có tính tham khảo cho Việt Nam hiện nay là nội dung hoàn toàn mới. Riêng nội dung liên quan đến VĐCS công ở Pháp còn rất hạn chế.Tóm lại, một công trình đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ dưới cách tiếp cận so sánh để chỉ ra những tương đồng, đặc thù, những giá trị phổ biến và gợi mở cho Việt Nam như trong luận án là hoàn toàn chưa có.
Riêng nhóm công trình về Việt Nam, hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về VĐCS công ở Việt Nam, nếu có cũng chỉ tản mạn dừng lại ở những quy định có liên quan làm cơ sở cho hoạt động VĐCS công ở
Việt Nam hay một số biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam nhưng cũng không mang tính hệ thống và chưa sâu. Đặc biệt, từ việc nghiên cứu thực tiễn VĐCS ở các nước và từ nhận thức về biểu hiện của VĐCS công ở Việt Nam hiện nay, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhất là tập trung vào kinh nghiệm ứng xử của Chính phủ các nước với VĐCS làm giá trị tham khảo cho Chính phủ Việt Nam hiện nay là hướng nghiên cứu riêng của luận án này.
Từ những khoảng trống của các nhóm công trình được đề cập trong tổng quan này, tác giả luận án sẽ tập trung vào mấy vấn đề chính: hệ thống và làm rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm VĐHL và VĐCS theo hướng coi VĐHL và VĐCS là trùng nhau dựa trên bản chất và mục đích của nó; tiến hành một khảo cứu về thực tiễn VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ dựa trên những vấn đề cơ bản được trình bày trong cơ sở lý luận; đặt vấn đề và nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về VĐCS công ở Việt Nam bao gồm quan niệm và biểu hiện, những quy định (nếu có) về VĐCS công và phân tích mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và quá trình chính sách ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm từ VĐCS ở Anh, Pháp, Mỹ, đề xuất những kiến nghị giúp Chính phủ Việt Nam có quan điểm đúng đắn, khách quan và ứng xử hợp lý với VĐCS công hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Có thể thấy, liên quan đến đề tài luận án, có nhiều công trình được khái quát thành bốn nhóm chính bao gồm nhóm những công trình nghiên cứu về chính sách công, quy trình chính sách công; nhóm công trình nghiên cứu về Anh, Pháp, Mỹ đặc biệt là về thể chế chính trị, hệ thống chính trị của ba quốc gia này; nhóm công trình đề cập đến VĐCS; và nhóm công trình nghiên cứu về chính sách công, VĐCS ở Việt Nam. Mỗi nhóm công trình lại bao gồm các phân nhóm nhỏ hơn, chứa đựng những giá trị, những thành công nhất định, cung cấp những nội dung khá phong phú, thậm chí những cách tiếp cận có giá trị định hướng và gợi mở rất hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và triển khai luận án. Tuy nhiên, dù đã cố gắng nghiên cứu chi tiết các công trình, nhóm công trình trên nhưng rõ ràng vẫn còn những khoảng trống cơ bản về mặt khoa học để tác giả lựa chọn “VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ và những gợi mở cho Việt Nam” như một hướng nghiên cứu riêng, mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn mà hoàn toàn không trùng lắp với bất kỳ công trình nào đã được thực hiện và công bố trước đó. Điều này cũng là những thuận lợi, thách thức và động lực giúp tác giả luận án tận dụng để khai thác triệt để thành công từ những kết quả nghiên cứu trước để phát triển hướng nghiên cứu của mình với kỳ vọng có thể tạo thêm một cách tiếp cận mới, một hướng nghiên cứu mới và một nguồn tri thức có thể không hoàn toàn mới nhưng tương đối hệ thống về vấn đề được đề cập trong luận án này.
Chương 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG
2.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG 2.1.1. Khái niệm vận động chính sách công
Trong chế độ dân chủ và pháp quyền thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền và giao quyền. Nói cách khác, chính người dân đã ủy quyền cho nhà nước với mong muốn nhà nước thay mặt mình thực thi quyền lực công một cách hiệu quả vì những mục tiêu nhất định, quan trọng nhất làhoạch định và thực thi chính sách công. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ ủy quyền - đại diện luôn tồn tại những vấn đề nhất định, tất yếu nảy sinh đòi hỏi tự nhiên và chính đáng là phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại có nguy cơ bị lạm dụng, tha hóa. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì “luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của con người. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất” [25, tr. 131]. Đặc biệt là khi lý tính bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Chính vì vậy, trong những điều kiện nhất định, người dân và các chủ thể trong xã hội có nhu cầu tác động đến quá trình chính sách của nhà nước nhằm làm cho các chính sách này có lợi hoặc ít nhất cũng không làm thiệt hại đến lợi ích của mình. Điều này góp phần giải thích tính tất yếu của VĐCS trong đời sống chính trị. Thật khó để phủ nhận rằng, ngày nay, VĐCS công ngày càng trở thành công cụ hiệu quả trong tiến trình dân chủ hóa, từng bước tiếp cận với những người ra quyết định và cải thiện quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế, VĐCS vẫn là một khái niệm còn khá mới mẻ, xung quanh khái niệm này còn nhiều quan điểm khác nhau. Có thể hệ thống các quan niệm sau đây về VĐCS:
Nhóm thứ nhất, các quan niệmcho rằng VĐCS công đơn giản là cách thức tác động hay gây ảnh hưởng đến quá trình chính sách thông qua những phương thức, phương tiện khác nhau nhằm đạt mục đích là thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho chủ thể đi vận động.
Trước hết, VĐCS công được quan niệm là … “các hoạt động ảnh hưởng đến hoạch định chính sách; hoạt động cụ thể tùy thuộc vào quy định; các loại tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong việc định hình thông tin, chính sách và các chương trình công cộng; và những lựa chọn để thay đổi xã hội và chính trị” [64, tr.7].Quan niệm này nghiêng về tiếp cận VĐCS với tư cách là một hoạt động được tiến hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận.
VĐCS còn được định nghĩa là sự hỗ trợ tích cực, bí mật, hoặc vô tình cho một chính sách cụ thể hoặc một nhóm các chính sách[79].
VĐCS được định nghĩa đơn giản là một quá trình chính trị do một cá nhân hay một nhóm tiến hành nhằm gây ảnh hưởng lên những quyết sách hay việc phân bổ nguồn lực trong phạm vi các thiết chế hay hệ thống chính trị, kinh tế hay hệ thống xã hội.[119]. Cách tiếp cận này về VĐCS có nội dung rộng hơn, ngoài việc chỉ ra mục đích của VĐCS là gây ảnh hưởng lên những quyết sách, còn bao gồm cả việc phân bổ các nguồn lực trong những điều kiện nhất định.
Vận động được hiểu là tập hợp các hoạt động khác nhau nhằm phổ biến thông tin tới các bên liên quan để gây dựng hỗ trợ cho một mục đích nào đó. Các hoạt động đó có thể là phân phát tài liệu, diễu hành, tuyên truyền v.v… và đối thoại với chính quyền.
“Vận động chính sách là hoạt động gây ảnh hưởng và thuyết phục cơ quan nhà nước về giải pháp và nguồn lực nhằm giải quyết vấn đề lợi ích đặc thù thông qua chính sách”[46, tr. 106].Cách tiếp cận này chỉ rõ mục đích của VĐCS là thay đổi những lợi ích đặc thù bằng việc gây ảnh hưởng đến chính sách.
Vận động chính sách công là một quá trình gây ảnh hưởng tới chính phủ và cơ quan chính phủ bằng cách cung cấp thông tin về chương trình nghị sự chính sách công [81, tr.17]. Quan niệm này nhấn mạnh cách thức thực hiện VĐCS.
Vận động chính sách công là “thuyết phục người được vận động ban hành chính sách theo ý muốn của người vận động” [40, tr.4].Cách tiếp cận này quá chung chung bởi vì chỉ hiểu đơn giản vận động là thuyết phục.
Vận động chính sách cũng có thể được quan niệm là bất kỳ nỗ lực nào nhằm ảnh hưởng đến chính sách công bằng cách cung cấp thông tin, nói chuyện với các nhà hoạch định, thể hiện lợi ích đối với việc thay đổi chính sách và các hoạt động tương tự khác nhằm tạo ra sự thay đổi chính sách như mong muốn [73, tr.1].
Vận động chính sách công cũng có thể được hiểu là “quá trình mà các cá nhân hay tập thể phải trải qua để ráp nối những mục tiêu, ưu tiên của họ vào với quá trình quyết sách của các nhà chính trị để tạo ảnh hưởng tới các kết quả chính sách” [128].
Vận động chính sách công là “việc đề đạt yêu cầu, nguyện vọng với chính quyền để gây ảnh hưởng lên chính sách công” [46, tr. 327].
Vận động chính sách là hoạt động trong đó một tập thể cùng chia sẻ mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy việc thực hiện mối quan tâm đó bằng cách tác động vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ban hành chính sách phù hợp với lợi ích của mình”[46, tr. 72, 200].Cách tiếp cận này chỉ ra khả năng liên minh trong VĐCS khi cho rằng đó là mối quan tâm của “một tập thể”.
Nhóm thứ hai tiếp cận VĐCS công như là một hoạt động mang tính chất
tích cực với ý nghĩa giúp cho quá trình chính sách trở nên minh bạch và hiệu quả hơn:
Vận động chính sách là việc tác động để giải quyết một vấn đề gây khó khăn, mâu thuẫn hoặc cản trở sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia [46, tr. 60].Hay VĐCS là những nỗ lực có tính hệ thống nhằm tác động đến những người ra quyết định nhằm tạo ra những chính sách phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn.
Vận động chính sách còn được quan niệm “là một quá trình thuyết phục kiên trì sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau tác động vào các cơ quan