Thực hiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN, từ năm 2006 đến năm 2015, KTTN Thái Nguyên đã phát huy được những lợi thế của mình, mở rộng sản xuất kinh doanh, khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế. Sự phát triển của KTTN được thể hiện ở những phương diện sau:
Năm 2006 tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo các thành phần kinh tế đạt 8.022,08 tỷ đồng, trong đó thành phần KTTN là 4.209,74 tỷ đồng. Năm 2010 tổng giá trị sản phẩm của tỉnh là 23.774,2 tỷ đồng, KTTN đạt giá trị 12.679,2 tỷ đồng. Năm 2015 tổng giá trị sản phẩm đạt 58.543,9 tỷ đồng, trong đó KTTN là 27.039,1 tỷ đồng [21], [28]. Nhìn vào số liệu trên ta thấy, từ
năm 2006 đến năm 2015 tổng giá trị sản phẩm của thành phần KTTN có sự gia tăng một cách mạnh mẽ từ 4.209,7 tỷ đồng lên 27.039,1 tỷ đồng, gấp gần 9 lần so với năm 2005. Tổng giá trị sản phẩm của thành phần KTTN luôn chiếm gần 50% trong cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Điều này cho thấy, những chủ trương, chính sách về khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của địa phương. KTTN ngày càng cho thấy sự năng động, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, dần trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Năm 2006 tỉnh có 38.584 hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh cá thể, năm 2010 có 50.676 hộ và đến năm 2015 tăng lên 62.973 hộ đăng ký. Số vốn đăng ký kinh doanh của các đơn vị kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng không ngừng tăng lên: năm 2006 đạt 424 tỷ đồng; năm 2010 đạt 564 tỷ đồng đến năm 2015 tăng lên 750 tỷ đồng. Như vậy, từ năm 2006 đến năm 2015 số lượng cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ tăng 12.092 hộ, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2006, trung bình mỗi năm có 1.344 cơ sở mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh [21], [28].
Trong tổng số 62.973 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ có sự phân bố không đều giữa các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó: lĩnh vực công nghiệp có 10.800 cở sở; xây dựng 722 cơ sở; thương nghiệp 32.129 cơ sở; dịch vụ lưu trú và ăn uống 6.634 cơ sở; vận tải kho bãi 3.133 cơ sở; nông nghiệp và dịch vụ khác 9.555 cơ sở [21], [28]. Sự phân bố các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh: thành phố Thái Nguyên có 19.551 cơ sở chiếm 31% trong tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh; Sông Công 3.099 cơ sở chiếm 5%; Định Hóa 4.523 cơ sở chếm 7%; Phú Lương 5.906 cơ sở chiếm 9%; Đồng Hỷ 5.175 cơ sở chiếm 8%; Võ Nhai là 2.725 cơ sở chiếm 4%; Đại Từ 6.947 cơ sở chiếm 11%; Phổ Yên 7.997 cơ sở chiếm 13%; Phú Bình là 7.050 cơ sở chiếm 12% (phụ lục 4).
Qua so sánh, đối chiếu cho thấy, thành phố Thái Nguyên vẫn là nơi tập trung nhiều các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ do có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông vận tải, hạ tầng cơ sở, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
của tỉnh. Tuy nhiên, các địa phương khác như: Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên… có số lượng cơ sở đăng kinh doanh tăng cao mạnh mẽ do những dự án khu công nghiệp Núi Pháo, Sam Sung, Yên Bình được đầu tư xây dựng, từ đó thu hút một số lượng lớn người lao động tập trung ở những khu vực này, đây là thị trường tiềm năng để kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển. Còn các huyện như Võ Nhai, Định Hóa và một phần Đồng Hỷ do hạ tầng cơ sở chưa phát triển, địa hình đi lại khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa còn kém phát triển.
Từ năm 2006 đến năm 2015, số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ tăng nhanh một cách mạnh mẽ ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Năm 2006 số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ của tỉnh là 63.616 người đến năm 2010 là 76.674 người và đến năm 2015 tăng lên 94.420 người. Tổng số lao động tăng lên trong 10 năm là 30.804 người, trung bình mỗi năm có hơn 3.000 lao động tham gia sản xuất kinh doanh (phụ lục 5). Trong tổng số 94.420 lao động: lĩnh vực thương nghiệp chiếm 42.336 người, gần bằng 50% tổng số lao động. Lĩnh vực công nghiệp là 20.045 người; lĩnh vực xây dựng 4.040 người; thương nghiệp 42.336 người; khách sạn, nhà hàng 11.030 người; vận tải, kho bãi là 3.772 người; nông nghiệp và dịch vụ khác là 13.197 người (phụ lục 5).
Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng có sự phân bố không đều giữa các địa phương. Thành phố Thái Nguyên là 28.040 người chiếm 30%; Sông Công 4.243 người chiếm 5%; Định Hóa là 6.366 người chiếm 7%; Phú Lương 9.091 người chiếm 10%; Đồng Hỷ 7.398 người chiếm 8%; Võ Nhai 3.712 người chiếm 4%; Đại Từ 10.431 người chiếm 11%; Phổ Yên 13.157 người chiếm 13%; Phú Bình 11.982 người chiếm 12% (phụ lục 6). Thành phố Thái Nguyên là nơi có số lao động tập trung đông nhất 28.040 người chiếm 30% trong tổng số lao động, Sông Công và Võ Nhai là hai địa phương có số lượng lao động cá thể, tiểu chủ thấp chỉ chiếm 4 đến 5% trong tổng số lao động. Phú Bình là huyện có số lượng lao động tăng nhiều
nhất từ 6.435 người năm 2006 lên 11.982 người năm 2015, tăng 5.547 người gần gấp đôi so với năm 2006.
Đối với kinh tế trang trại, từ năm 2006 đến năm 2015, số lượng trang trại của tỉnh có sự biến động theo hướng tăng cường về chất lượng, các mô hình kinh tế trang trại được đẩy mạnh phát triển, quy mô của các trang trại được mở rộng, việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất được tăng cường. Năm 2006 toàn tỉnh có 589 trang trại đến năm 2010 tăng lên 849 trang trại và đến năm 2015 giảm xuống còn 606 trang trại. Sở dĩ số lượng trang trại của tỉnh trong giai đoạn này có biến động mạnh mẽ là do sự tác động mạnh mẽ của các các loại dịch bệnh như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng... đã làm cho các chủ trang trại bị phá sản. Tuy nhiên, những trang trại nào còn tồn tại hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, việc áp dụng khoa học công nghệ được đẩy mạnh, giá trị sản xuất được nâng cao (phụ lục 7).
Đối với hoạt động của các doanh nghiệp năm 2006, toàn tỉnh có 822 doanh nghiệp với số vốn đăng ký kinh doanh là 5.151,9 tỷ đồng; năm 2008 là 1.120 doanh nghiệp với số vốn 7.379,7 tỷ đồng; năm 2010 tăng lên 1.730 doanh nghiệp và 15.018,0 tỷ đồng số vốn đăng ký kinh doanh; năm 2012 là 1.981 doanh nghiệp và số vốn là 26.441,8 tỷ đồng; năm 2013 là 2.046 doanh nghiệp và 34.521,9 tỷ đồng; năm 2014 là 1.970 doanh nghiệp và 41.335,6 tỷ đồng; năm 2015 là 1.984 doanh nghiệp với số vốn đăng ký kinh doanh là 68.759,1 tỷ đồng (phụ lục 8).
Trong tổng số 1.984 doanh nghiệp năm 2015 thì có 1.071 doanh nghiệp tập trung ở thành phố Thái Nguyên; thành phố Sông Công 198 doanh nghiệp; Phổ Yên 198 doanh nghiệp; Định Hóa là 79 doanh nghiệp; Võ Nhai 20 doanh nghiệp; Phú Lương 99 doanh nghiệp; Đồng Hỷ 118 doanh nghiệp và Phú Bình 79 doanh nghiệp (phụ lục 10).
Nhìn chung, các doanh nghiệp vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên từ năm 2012 đến năm 2015 số lượng doanh
nghiệp tăng lên nhanh do sự hoạt động của các khu công nghiệp và chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Các huyện như: Đại Từ, Đồng Hỷ doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh khai thác khoáng sản tiêu biểu như công ty khai thác khoáng sản Núi Pháo - Đại Từ. Tuy nhiên, các địa phương này vẫn chưa phát huy hết được những tiềm năng thế mạnh của mình nên vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. Còn các địa phương khác như: Võ Nhai, Định Hóa do điều kiện điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, giao thông đi lại còn khó khăn nên việc thu hút các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế (phụ lục 10).
Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp cũng kéo theo nhu cầu về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Năm 2006 số lượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là 47.787 người, đến 2015 là 134.311 người tăng 86.524 người so với năm 2006. Trong tổng số 134.311 lao động có sự phân bố không đồng đều giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là 17.959 người; làm việc trong các doanh nghiệp tập thể là 1.957 người; làm việc trong các DNTN là 56.973 người; làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 57.422 người (phụ lục 9).
Như vậy, các DNTN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những nơi thu hút mạnh mẽ được lực lượng lao động. Điều này cho thấy tính năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế này và phù hợp với những chủ trương chính sách của tỉnh cũng như thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, từ năm 2013 tổ hợp khu công nghệ cao SamSung ở Phổ Yên được xây dựng và đi vào hoạt động đã thu hút được một số lượng lớn lao động trong tỉnh cũng như địa phương khác đến làm việc. Cùng với khu công nghệ cao SamSung, khu công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp Điềm Thụy… đi vào hoạt động đã tạo ra những động lực và cơ hội lớn để các hộ kinh doanh cá thể cũng như doanh nghiệp đầu tư sản xuất phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, tuyến đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên được đưa vào hoạt động
đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa Thái Nguyên với Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận, từ đó mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội cũng như trao đổi buôn bán hàng hóa.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ năm 2006 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh phát triển KTTN đưa KTTN trở thành một động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện chủ trương đó, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để phát triển KTTN; chỉ đạo xây dựng và phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân; tăng cường công tác kiểm tra giám sát doanh nghiệp và biểu dương, khen thưởng những cá nhân doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, KTTN có những bước phát triển mạnh mẽ: số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Các tổ chức cơ sở đảng được củng cố và thành lập nhằm tăng cường sự lãnh đạo Đảng bộ tỉnh với các doanh nghiệp. Đã xuất hiện nhiều cá nhân và doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh và đóng góp nhiều vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội tỉnh.
Bên cạnh đó, quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển KTTN cũng bộ lộ một số hạn chế: một số chủ trương, chính sách chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế KTTN; việc triển khai một số chủ trương đến cơ sở còn chậm; quá trình chỉ đạo ở một số nơi chưa thật sự quyết liệt; đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực làm công tác quản lý thành phần KTTN vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc giữ vững những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế là một trong những nhiệm vụ đầy khó khăn của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN, đưa KTTN trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Chƣơng 4