Vận dụng đúng đắn, linh hoạt chủ trƣơng của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng, tạo môi trƣờng thuận lợi để kinh tế tƣ

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 142 - 144)

điều kiện cụ thể của địa phƣơng, tạo môi trƣờng thuận lợi để kinh tế tƣ nhân của tỉnh phát triển

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan vai trò, vị trí của thành phần KTTN trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ đó mở đường cho sản xuất kinh doanh phát triển. Đảng đã xác định KTTN là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là động lực quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy, cần phải có chính sách phù hợp, huy động những tiềm lực của thành phần KTTN đầu tư phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Đường lối phát triển KTTN của Đảng giải phóng mạnh mẽ sức lao động, thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh, phát huy được tính năng động sáng tạo của lực lượng sản xuất, phát huy được những tiềm năng thế mạnh của các địa phương, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Đây chính là cơ sở để Đảng bộ các địa phương trong cả nước vận dụng, quán triệt vào hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, đưa ra những mục tiêu, giáp pháp cụ thể để thúc đẩy KTTN phát triển.

Thực hiện chủ trương phát triển KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn quán triệt sâu sắc, đường lối chủ trương của Đảng, không ngừng nghiên

cứu, học tập và vận dụng sáng tạo vào thực tế địa phương tạo bước đột phá trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong quá trình chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã kịp thời xác định những yếu tố thuận lợi, khó khăn từ đó thực hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Chủ động kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn để đẩy nhanh quá trình phát triển KTTN, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đưa sản xuất kinh doanh phát triển.

Trên cơ sở xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành các cấp phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương chung, ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy nội lực, khai thác những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, Hội nghị giữa lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh với các doanh nghiệp để cùng nhau trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của KTTN. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành cũng ban hành những cơ chế cần thiết, tạo tâm lý ổn định cho các doanh nghiệp, hộ kinh tế cá thể, không phân biệt giữa thành phần kinh tế này với thành phần kinh tế khác, coi trọng liên doanh, liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp và giữa các thành phần kinh tế với nhau.

Nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, thu hút các nguồn đầu tư, năm 2002 Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Thái Nguyên chọn là năm "Công nghiệp - Doanh nghiệp" và tiếp tục xác định mục tiêu, kế hoạch cho những năm tiếp theo. Chủ trương này đã tạo động lực quan trọng để thành phần KTTN phát triển. Ngày 8/8/2002 UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Thương mại - Du lịch. Ngày 27/9/2002, thành lập Trung tâm thông tin công nghệ Thái Nguyên. Ngày 24/11/2003 thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 9/2004, thành lập Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 15/11/2012, UBND tỉnh ban hành quyết định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngày 18/3/2013 Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên được thành lập. Cũng trong năm 2013 phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và KTTN trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng được thành lập. Hàng năm, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức kỷ niệm ngày "Doanh nhân Việt Nam 13/10" nhằm biểu dương, tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những chủ trương và chính sách trên đã tạo môi trường thuận lợi để thành phần KTTN của tỉnh phát triển, nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, đưa KTTN dần trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w