4.1.1. Ƣu điểm
Quá trình lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015 của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có một số ưu điểm sau:
Một là, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức đúng đắn và vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng về phát triển KTTN vào thực tiễn địa phương, tạo sự nhất trí, đồng thuận trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là quan điểm xuyên suốt của Đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm này, không ngừng được bổ sung và phát triển qua các giai đoạn lịch sử. Đến Hội nghịlần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX , quan điểm về phát triển KTTN của Đảng ta đã nâng lên thành Nghịquyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới cơ chế , chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.
Đường lối của Đảng về phát triển KTTN đã được Đảng bộ , chính quyền các cấp , Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân t ỉnh Thái Nguyên đồng tình ủng hộ và cụ thể hóa bằng những chủ trương, chính sách. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (12/1997), lần thứ XVI (1/2001), lần thứ XVII (12/2005) và lần thứ XVIII (12/2010) đều chỉ ra những m ục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển thành phần KTTN. Sau khi Nghịquyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân được ban hành , Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghịcán bộ chủ chốt trong toàn tỉnh nghiên cứu , học tập, quán triệt Nghị quyết, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền , phổ biến nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng nh ằm đưa chủ trương của Đảng đến với đông đảo nhân dân trong
tỉnh. Ngày 25/6/2002 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã thông qua kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, đây là cơ sở để UBND tỉnh và các sở, ban, ngành có những chính sách cụ thể để phát triển KTTN.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chỉđạo các sở, ban, ngành xây dựng cơ chế , chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ về nhiều m ặt để KTTN phát triển . Các sở, ngành, huyện, thị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn phổ biến nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX, triển khai các chương trình hành động cụ thể tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển doanh nghiệp, các chính sách mới về phát triển KTTN, phổ biến các văn bản có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Giúp đỡ các doanh nghiệp nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong hai năm 2002 - 2003 đã tổ chức được trên 40 lớp tập huấn cho doanh nghiệp. Các đơn vị thường xuyên mở các lớp tập huấn như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính vật giá, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Cục thuế, Hội Phụ nữ tỉnh, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành trung ương, đồng thời đã phối hợp với tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Đức (GTZ), câu lạc bộ CEFE để tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ năng cho doanh nghiệp. Riêng 6 tháng đầu năm 2004 đã có 25 lớp học nghiệp vụ về chuẩn mực kế toán, các luật thuế mới, các kỹ năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho gần 2.000 lượt doanh nghiệp, hộ đăng ký kinh doanh và hợp tác xã tham dự. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, nhấn mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt bằng và vốn để sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi để thu hút đầu tư. Thành lập các quỹ tín dụng cho doanh nghiệp, tăng cường quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thường xuyên tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng năng lực nhận thức
hiểu biết pháp luật đối với người lao động và các doanh nghiệp trên địa bàn. UBND tỉnh cũng quyết định thành lập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp như: Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại thuộc Sở Thương mại, Phòng Tư vấn Cục thuế... nhằm tư vấn giúp đỡ các cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các trung tâm này đã phát huy tác dụng tốt trong việc trợ giúp các doanh nghiệp như: Cung cấp thông tin mới thông qua việc thường xuyên xuất bản các bản tin kinh tế thương mại - du lịch; trưng bày, giới thiệu sản phẩm; duy trì và phát triển trang Website, từ khi đi vào hoạt động đã có hàng ngàn lượt người truy cập và nhiều đối tác đã đến giao dịch, hợp tác với các doanh nghiệp của Thái Nguyên; làm đầu mối tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức đưa được nhiều đợt doanh nghiệp đi nghiên cứu học tập ở các tỉnh bạn; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các dự án đầu tư. Sở Tài chính xây dựng quy chế thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện triển khai hệ thống Intranet để cung cấp thông tin và công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp có nhu cầu, các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ vào quản lý, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Tỉnh cũng đã phê duyệt và triển khai Đề án "Cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh" tập trung vào các lĩnh vực như khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng các khu du lịch, khuyến khích và đảm bảo đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2003 và 2004 được tỉnh chọn là năm "Công nghiệp - Doanh nghiệp" nhằm đẩy mạnh phát triển KTTN.
Hằng năm, Tỉnh ủy và UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các Hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp, để trao đổi nắm bắt những tâm tư nguyện vọng cũng như những trở ngại, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh để tìm biện pháp tháo gỡ. Đồng thời, động viên, khuyến
khích các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Đến năm 2015, UBND tỉnh đã tiến hành được 10 đợt khen thưởng các doanh nghiệp và cá nhân trong các doanh nghiệp có thành tích tiêu biểu đóng góp cho sự phát triển của kinh tế của địa phương, trong đó có 7 trong tổng số 13 đơn vị là doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN và hàng chục cá nhân, hộ sản xuất kinh kinh doanh giỏi.
Các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị của tỉnh như: Đoàn Thanh niên, tổ chức Công đoàn đã quán triệt chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổ chức mà vận động hội viên của mình triển khai thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình hành động đã đề ra . Nhờ đó, nhân dân trong tỉnh đã nhận thức rõ hơn về KTTN, coi KTTN là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN là mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế.
Hai là, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo tạo môi trường thuận lợi để KTTN phát triển, tạo sự ổn định, phát triển lâu dài và bền vững.
Môi trường đầu tư thuận lợi đó chính là những chủ trương chính sách cụ thể của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành để KTTN phát triển một cách rộng rãi trong tất các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Từ đó, các doanh nghiệp và các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ có thể yên tâm sản xuất, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của của kinh tế thị trường.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN, Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy KTTN phát triển như đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phổ biến những quan điểm chủ trương
của Đảng về phát triển KTTN một cách rộng rãi đến toàn thể nhân dân, kịp thời động viên khen thưởng đối với những doanh nghiệp, cá nhân làm ăn có hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Về công tác cải cách hành chính: Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phát huy những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo cần phải đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu quan trọng cần phải được quan tâm đẩy mạnh hàng đ ầu. Đến năm 2015 các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" đã được thực hiện, các thủ tục, quy trình, thời gian giải quyết đã được công khai, về cơ bản những vướng mắc của doanh nghiệp đều được giải quyết.
Việc thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh được tiến hành theo cơ chế "một cửa", do đó các thủ tục và thời gian giải quyết các hồ sơ đăng ký kinh doanh được rút ngắn, tạo tâm lý thoải mái cho các doanh nghiệp và cá nhân trong quá trình đăng ký kinh doanh. Các sở, ban, ngành đã tiến hành thống kê, rà soát, đơn giản hóa được các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Tỉnh cũng thực hiện công khai các bộ thủ tục hành chính giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp có chuyển biến đáng kể trong tất cả các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh.
Cùng với việc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp và các hộ kinh tế cá thể, UBND tỉnh cũng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục thuế tỉnh thống kê, rà soát số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, phân loại các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và không hiệu quả, những doanh nghiệp không nộp thuế kinh doanh, những doanh nghiệp hoạt động nhưng không khai báo đăng ký. Phối hợp với
các cơ quan chức năng trong tỉnh kiểm tra, xử lý, tước giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không đúng mặt hàng đăng ký, hay sản xuất các loại hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nhằm phổ biến rộng rãi mọi chủ trương, đường lối, chính sách đối với phát triển thành phần KTTN, Tỉnh ủy, UBND và các địa phương đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, học tập Nghị quyết của Đại hội Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, việc tuyên truyền còn được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó làm cho mọi người dân hiểu rõ hơn những chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nói chung và KTTN nói riêng. Việc nắm bắt, hiểu biết rõ những chủ trương của Đảng về phát triển KTTN có tác dụng to lớn trong việc định hướng cho các doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn lĩnh vực phù hợp để sản xuất kinh doanh. Giúp cho các doanh nghiệp và người dân nâng cao hiểu biết và làm ăn theo đúng pháp luật. Không ngừng tuyên truyền phổ biến về vị trí, vai trò của thành phần KTTN xóa bỏ tâm lý phân biệt giữa thành phần kinh tế nhà nước và KTTN. Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tiến hành khen thưởng, tôn vinh những doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu là tấm gương cho mọi người phấn đấu và noi theo. Phát động phong trào thi đua lao động sản xuất trong cảc các doanh nghiệp cũng như khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình tham gia làm kinh tế nhằm mục tiêu đưa kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. Sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân chính là điều kiện quan trong để KTTN ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng.
Ba là, lãnh đạo phát triển KTTN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Lao động và việc làm là vấn đề đặc biệt quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề lao động, việc làm có vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là là một trong những mục tiêu
kinh tế vĩ mô quan trọng cần phải giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề lao động, việc làm Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Việc tạo thêm nhiều việc làm không chỉ giải quyết những vấn đề xã hội, mà còn giải quyết những vấn đề cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Vì tạo thêm được việc làm mới trong các ngành kinh tế nghĩa là ngành kinh tế đó đang phát triển, là góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thêm sự công bằng trong phân phối thu nhập , góp phần xóa đói , giảm nghèo . Đây là nhiệm vụ đặt ra cho toàn dân , của mọi thành phần kinh tế, trong đó có cả vai trò của thành phần KTTN.
Vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (1/2006) và Đại hội lần thứ XVIII (12/2010) xác định:
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án giải quyết việc làm. Khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, phát triển các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhằm tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động. Đầu tư mở rộng các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cơ cấu ngành nghề. Chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, cho lao động nông thôn, nhất là các khu vực nhà nước thu hồi đất để xây dựng và phát triển công nghiệp [10, tr. 50]. Có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm và tự tạo việc làm cho người lao động. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn và nông dân. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% [11, tr. 37]. Những chủ trương trên đã khơi dậy và phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi kinh tế nhà nước đang trong quá trình sắp xếp lại, kinh tế tập thể đang chuyển đổi, khả năng thu hút và sử dụng lao động của các thành phần kinh tế này còn nhiều hạn chế thì việc đẩy
mạnh phát triển KTTN góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân. KTTN có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực lao động vì KTTN sử dụng chủ yếu nguồn nhân lực tại chỗ, nên người lao động không phải lo giải quyết điều kiện