Thực hiện chủ trương chủ chương của Đảng về phát triển KTTN, từ năm 1997 đến năm 2005 KTTN của Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ, dần khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế. Sự phát triển của thành phần kinh tế này được thể hiện ở những phương diện sau:
Năm 1999 tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh phân theo các thành phần kinh tế là 2.788,028 tỷ đồng, trong đó thành phần KTTN là 1.513,877 tỷ đồng chiếm hơn 50% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh. Năm 2003 tổng giá trị sản phẩm của tỉnh là 4.251,522 tỷ đồng, thành phần KTTN chiếm 2.178,635 tỷ đồng Đến năm 2005 tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh là 6.587,38 tỷ đồng KTTN đạt giá trị 3.345,71 tỷ đồng [19], [21]. Như vậy, từ năm 1999 đến năm 2005 tổng giá trị sản phẩm của thành phần KTTN tăng lên 1.831,833 tỷ đồng, giá trị kinh tế của thành phần kinh tế này luôn chiếm trên 50% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh. Điều này cho thấy, KTTN là thành phần kinh tế năng động, đóng góp lớn vào GDP của tỉnh và có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1997 cả tỉnh có 7.000 hộ kinh tế cá thể đến năm 2000 là 10.174 hộ và năm 2005 là 36.773 hộ đăng ký kinh doanh [21], [22]. Số vốn đăng ký kinh doanh của các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng không ngừng được tăng lên, năm 1997 là 50 tỷ đồng, đến năm 2001 là 130 tỷ đồng, năm 2004 là 309 tỷ đồng và năm 2005 là 374 tỷ đồng [21], [22]. Như vậy, sau 9 năm tái lập tỉnh số cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ tăng lên là 29.773 hộ gấp hơn 5 lần so với năm 1997, trung bình mỗi năm có 4.596 cơ sở đi vào hoạt động, cùng với đó số vốn đăng ký cũng liên tục tăng qua các năm là 324 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần so với năm 1997.
Trong tổng số 36.773 hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ có sự phân bố không đồng đều giữa các lĩnh vực hoạt động: trong đó lĩnh vực công nghiệp có 8.015 cơ sở, xây dựng là 167 cơ sở, thương nghiệp 18.854 cơ sở, dịch vụ lưu trú và ăn uống 4.873 cơ sở, vận tải kho bãi 2.735 cơ sở, nông nghiệp và dịch vụ khác 2.129 cơ sở. Cùng với đó, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ của cũng có sự phân bố không đều giữa các huyện trong tỉnh và trọng nội từng huyện. Trong đó thành phố Thái Nguyên chiếm 11.705 cơ sở, thị xã Sông Công là 1.318 cơ sở, huyện Định Hóa 2.202 cơ sở, Phú Lương 3.726 cơ sở, Đồng Hỷ 3.674 cở sở, Võ Nhai 1.509 cơ sở, Đại Từ 3.400 cơ sở, Phổ Yên 5.664 cơ sở, Phú Bình 3.575 cơ sở [21].
Đến năm 2005 số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ là 59.478 người lao động phân chia ở những lĩnh vực khác nhau. Công nghiệp sử dụng 18.261 lao động, xây dựng sử dụng 1.009 lao động, thương nghiệp sử dụng 26.433 lao động, khách sạn, nhà hàng 7.599 lao động, vận tải, bưu chính viễn thông là 3.212 lao động, nông nghiệp, dịch vụ khác là 2.964 lao động [21]. Số lao động trên tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên với 20.324 lao động, huyện Phổ Yên 10.351 lao động, huyện Đồng Hỷ 6.430 lao động, huyện Đại Từ là 5.584 lao động, Phú Lương 5.203 lao động. Một số các huyện có số lượng lao động ít như: Phú Bình 4.893 lao động, Định Hóa 3.047 lao động, Võ Nhai 1.857 lao động, Sông Công 1.789 lao động [21].
Đối với kinh tế trang trại: Năm 2001 toàn tỉnh có 110 trang trại, đến năm 2003 là 659 trang trại, tăng 549 trang trại so với năm 2001. Trong đó: thành phố Thái Nguyên là 193 trang trại, thị xã Sông Công là 17 trang trại, Định Hóa 10 trang trại, Võ Nhai 27 trang trại, Phú Lương 13 trang trại, Đồng Hỷ 62 trang trại, Đại Từ 66 trang trại, Phú Bình 21 trang trại, Phổ Yên 62 trang trại [21]. Hoạt động sản xuất chính trong các trang trại là chăn nuôi, với sự đầu tư lớn về vốn và khoa học công nghệ, các trang trại đã dần chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi lợn nái ngoại quy mô từ 50 con trở lên được hình thành, nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm (gà, vịt, ngan) quy mô từ 6.000 đến 10.000 con/lứa, tập trung chủ yếu ở các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Sông Công, thành phố Thái Nguyên.
Năm 1997 toàn tỉnh có 143 doanh nghiệp, đến năm 2003 là 495 doanh nghiệp và đến năm 2005 là 713 doanh nghiệp trung bình mỗi năm có 71 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Đặc biệt, năm 2004 số lượng doanh nghiệp được thành lập là 149 doanh nghiệp cao nhất so với các năm trước đó. Như vậy, trong vòng 9 năm từ năm 1997 đến năm 2005 toàn tỉnh có 570 doanh nghiệp được thành lập (phụ lục 1). Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp thì nguồn vốn dành cho sản xuất kinh doanh cũng tăng nhanh qua các năm. Năm
1997 số vốn đầu tư vào các doanh nghiệp là 422,6 tỷ đồng, năm 2003 2.238,3 tỷ đồng, năm 2005 là 3.395,5 tỷ đồng. Trong vòng 9 năm số vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tăng 2.972,9 tỷ đồng, trung bình mỗi năm có 371,6 tỷ đồng được đầu tư vào sản xuất kinh doanh (phụ lục 1).
Năm 2005 tổng số lao động trong các doanh nghiệp của tỉnh là 47.222 người: trong đó làm việc trong doanh nghiệp nhà nước là 24.425 người chiếm 51,7%; làm việc trong các doanh nghiệp tập thể là 2.871 người bằng 6%, làm việc trong các DNTN là 19.019 người chiếm 40,3% và trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 907 người bằng 2%. Như vậy, trong tổng số 47.222 lao động thì số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước và DNTN chiếm một số lượng lớn 43.444 người bằng 92% tổng số lao động, số lao động còn lại trong các doanh nghiệp tập thể và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế chiếm 8% trong tổng số lao động (phụ lục 2). Tuy nhiên, cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì số lượng lao động trong các DNTN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh một cách mạnh mẽ.
Trong tổng số 713 DNTN của tỉnh có sự phân bố không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh: thành phố Thái Nguyên vẫn là nơi tập trung đông nhất với 457 doanh nghiệp tăng 326 doanh nghiệp so với năm 1997; Phổ Yên và Đồng Hỷ là 50 doanh nghiệp; Sông Công và Định Hóa là 36 doanh nghiệp; Phú Lương và Đại Từ là 28 doanh nghiệp; Võ Nhai 21 doanh nghiệp và Phú Bình 7 doanh nghiệp (phụ lục 3). Tuy nhiên, từ năm 1997 đến năm 2005 một số địa phương như Sông Công, Phổ Yên, Đồng Hỷ đã có những đột phá trong chủ trương, chính sách, thu hút nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, hệ thống giao thông được nâng cấp, sửa chữa và xây mới nên số lượng các DNTN ngày càng được thành lập nhiều hơn.
Tiểu kết chƣơng 2
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã quán triệt và vận dụng
linh hoạt đường lối của Đảng, triển khai sâu rộng tới các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như trong quần chúng nhân dân về chủ trương, chiến lược phát triển KTTN. Từ đó, từng bước đưa chủ trương của Đảng vào trong thực tiễn cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống kinh tế - xã hội. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương. Đây là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển, hình thành lên các vùng chuyên canh sản xuất ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các DNTN và kinh tế cá thể, tiểu chủ cho thấy KTTN là một khu vực kinh tế năng động, thu hút đông đảo lực lượng lao động tham gia và đóng góp một phần quan trọng vào GDP cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phát triển thành phần KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết, đó là: cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với sự hoạt động của các DNTN; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành khuyến khích tạo điều kiện để KTTN phát triển vẫn còn nhiều bất cập; hệ thống hành chính còn cồng kềnh, chồng chéo ít nhiều gây phiền hà cho KTTN phát triển; việc xây dựng các cơ sở tổ chức đảng, đoàn thể chính trị xã hội trong các DNTN cần được chú trọng.
Chƣơng 3