Phương pháp ứng dụng công nghệ tin học

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

- Nghiên cứu các chức năng, khả năng ứng dụng của các phần mềm trong việc biên tập, chỉnh lý thửa đất trên bản đồ. Bổ sung và chỉnh sửa thông tin chủ sử dụng đất và các thông tin pháp lý khác liên quan đến thửa đất.

- Sử dụng các chức năng trên thanh công cụ trong phần mềm Microstation để cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai trong cơ sở dữ liệu địa chính.

- Ứng dụng các chức năng của phần mềm liên quan khác để chỉnh sửa và xử lý hình ảnh phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tân Thành có diện tích 26,64 km², dân số là 4976 người, mật độ là 186 người/km².

Địa giới hành chính của xã Tân Thành được xác định như sau:

 Phía đông giáp thôn Thành Thắng xã Luận Thành huyện Thường Xuân.

 Phía tây giáp xã Xuân Thắng, xã Luận Khê huyện Thường Xuân

 Phía nam giáp xã Thượng Ninh, xã Cát Tân huyện Như Xuân.

 Phía bắc giáp xã Luận Thành huyện Thường Xuân.

Vị trí của xã có trục đường huyết mạch của huyện Phú Bình đi qua như trục đường Thái Nguyên – Bắc Giang. Thuận lợi cho việc phát triển xã hội, đặc biệt là giao thương với các địa phương bên ngoài.

nh 4.1 Bản đồ hành chính xã Tân Thành

4.1.1.2. Địa hình, địa chất công trình

* Địa hình: xã Tân Thành được định vị trong vùng núi thấp thuộc sơn hệ Bắc Trường Sơn từ Thượng Lào xuống. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và hệ thống sông suối nhỏ, tạo thành các thung lũng nhỏ hẹp, là nền tảng hình thành địa bàn quần cư xen kẽ các khu ruộng, nương đồi. Độ cao trung bình 120 – 200m so với mực nước biển. Trên địa bàn xã có đỉnh núi cao nhất là núi Chùa cao hơn 300m. Địa hình dốc thoải dần từ Tây sang Đông, thấp nhất là phần phía Đông của xã giáp xa lộ Hồ Chí Minh cao khoảng 80m.

* Địa chất công trình: Đất đai của xã được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu rất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng qua những công trình đã được xây dựng, có thể đánh giá địa chất công trình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng.

4.1.1.3. Khí hậu

- Khí hậu: xã Tân Thành vừa mang đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều và tập trung, vừa có đặc trưng tiểu vùng khí Bắc miền trung.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 25 độ C, nóng nhất tháng 7 và 8 nhiệt độ thường lên đến 37 - 39độC, có năm hơn 40 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt có lúc xuống dưới 10 độ C, thấp nhất 4 độC.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình trong năm hơn 2200mm, nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 6- 10, tháng khô nhất là tháng 5 và tháng 6 do ảnh hưởng của gió mùa tây nam thổi từ Lào sang, gây nắng nóng khô hạn.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 – 17%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

- Bão: Do nằm xa biển nên xã Tân Thành ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Từ điều kiện khí hậu thủy văn của xã Tân Thành cho thấy, khí hậu, thủy văn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất Nông- Lâm nghiệp, dân sinh. với lượng thủy văn bất thường gây lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên[8] Tài nguyên đất

Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn xã có các mỏ đá vôi tại núi Thành Viên, núi Mủ Đồng Cân, núi Pha Bôn, núi Pha Kang, núi Lèn Má và Núi Lãm với trữ lượng hàng triệu mét khối, là nguồn khoáng sản cung cấp vật liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm khác từ đá.

Mặt khác đất đai của xã nói riêng và của Huyện Phú Bình nói chung được hình thành trên nền địa chất tương đối ổn định, kết cấu đất tốt nên thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình cao tầng.

Tài nguyên nước

Tại địa bàn Tân Thành khá dồi dào đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, trên địa bàn các thôn hiện có các công trình thủy lợi nhỏ, là những công trình hồ đập chứa nước mặt bảo đảm nguồn tưới cho sản xuất và sinh hoạt của người dân tại các cụm dân cư. Suối Than bắt nguồn từ Như Thanh chảy qua, sông Xanh chảy từ Như Xuân về hợp lưu tại phía thượng lưu cầu Bến Nhạ tạo thành Sông Bến Nhạ chảy qua địa bàn xã, sông Đót bắt nguồn từ Như xuân về hợp lưu sông Bến Nhạ thành sông Đằn suôi đổ vào sông Chu. Dòng sông này, từ xưa đồng bào miền núi tận dụng làm đường thủy vận chuyển lâm sản và giao lưu hàng hóa với các vùng miền suôi rất thuận tiện. Là đường giao thông thủy

quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa lâm, nông, thổ sản trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong xã, cho thấy trữ lượng nước ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng phần lớn bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện nay nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác.

Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người xã Tân Thành gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Phú Bình. Trong lịch sử người dân người dân xã Tân Thành luôn năng động, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất và cải tạo thiên nhiên, phát triển nền văn hóa, kinh tế, xã hội, trên địa bàn xã.

Với đặc thù là một xã có quá trình đô thị hóa diễn ra trong thời gian dài, gắn với quá trình hình thành và phát triển của huyện Phú Bình. Điều này đã tạo cho dân cư trong xã một tư duy đô thị, khả năng lao động và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả, năng động và thích ứng nhanh với nền thị trường.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế xã Tân Thành đã có những bước chuyển biến tích cực. Hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tân Thành có 255 hộ nghèo chiếm 40% tổng số hộ của xã, tuy nhiên thì đây được xem là một bước tiến dài của xã. Đến năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã giảm xuống 3% theo kế hoạch đề ra

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ giống vật nuôi, kỹ thuật của Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT. Nhiều mô hình gia trại của xã đã và đang phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế khác như: Mô hình trồng rừng, nuôi dê, kết hợp đào ao thả cá thu nhập trên 70 triệu đồng/năm; mô hình trồng hơn 20ha rừng …

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ khóa III, Đảng bộ và mọi tầng lớp nhân dân địa phương luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, và tạo được sự chuyển biến sâu sắc toàn diện trong đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp.

 Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở xã với quy mô vừa và nhỏ, mức đầu tư chưa cao, sản phẩm chưa đạt thương hiệu cạnh tranh trên thị trường; các ngành nghề đang có sự phát triển khá: Chế biến thực phẩm, chế biến chè, gia công cơ khí, sản xuất đồ mộc dân dụng, nhôm kính, may mặc, in ấn... Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường vẫn giữ mức tăng trưởng khá, các cơ sở sản xuất đã bám sát thị trường, gắn sản xuất vụ từng bước phát triển. Xã Tân Thành đã khuyến khích các hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh, sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn kinh doanh thuận lợi.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

Dân số:

Xã Tân Thành Huyện Phú Bình có diện tích 26,64 km², dân số là 4976 người, mật độ là 186 người/km². Tân Thành được chia thành 12 xóm: Vo, Đồng Bốn, Hòa Lâm, Hà Châu, Suối Lửa, La Lẻ, Non Chanh, Bầu Ngoài, Bầu Trong, Na Bì, Cầu Muối, Tân Yên.

Là một trong những xã nghèo của huyện Phú Bình. Bên cạnh đó dân số của xã có nhiều biến động về mặt cơ học do thường xuyên có một lượng lớn lao động nhập cư từ các nơi về làm ảnh hưởng đến việc quản lý chung trên địa bàn.

Lao động, việc làm và thu nhập:

Xã Tân Thành có lực lượng lao động tương đối dồi dào trong đó chủ yếu là lực lượng lao động nông nghiệp (chiếm 78%). Trong những năm qua, các ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn xã đã và đang phát triển phần nào tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và chuyển dịch dần từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

Trong những năm qua cùng với những chính sách, những định hướng chung trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình, những nỗ lực của chính quyền địa phương, đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động tại chỗ và một bộ phận lao động nhập cư. Do vậy thu nhập chung trên địa bàn luôn có xu hướng tăng, đảm bảo đời sống của nhanh dân theo tốc độ phát triển chung của xã hội.

UBND xã luôn chăm lo công tác giới thiệu việc làm nhất là đối với lực lượng bộ đội xuất ngũ, học sinh sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lao động còn khá bức xúc, do vậy đây là nhiệm vụ trọng tâm đối với xã Tân Thành trong thời gian tới.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

 Giao thông

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn xã 5,8km; Tuyến đường tỉnh lộ 519B Khe Hạ - Vạn Xuân đi qua, điểm đầu từ thôn Thành Lấm, điểm cuối Thành Lai có tổng chiều dài 17,6 km. Còn lại đường liên thôn nội vùng 22,5 km.

 Thủy lợi cấp thoát nước

Cùng với quá trình nâng cấp mạng lưới giao thông, hệ thống thoát nước cũng khá phát triển. Hầu hết dọc các tuyến đường chính đã có hệ thống thoát nước đi kèm. Tuy nhiên các tuyến có rộng nền hẹp, kết cấu chưa đảm bảo và chưa đồng bộ do vậy chưa đảm bảo yêu cầu phát triển của đô thị theo hướng hiện đại.

 Năng lượng điện

Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn xã, số hộ được sử dụng điện là 100% từ nguồn cung cấp điện lưới của huyện và Tỉnh Thái Nguyên, thời gian cung cấp đủ điện năng cơ bản đảm bảo cho sản xuất cũng như sinh hoạt.

Ngoài nguồn năng lượng điện, trên địa bàn xã còn sử dụng năng lượng từ than, xăng dầu,.... để cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động, phương tiện giao thông, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

 Bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông, bưu điện ngày càng được hiện đại hóa với kỹ thuật tiên tiến, góp phần quan trọng trong việc trao đổi thông tin trong nước và quốc tế. Người dân trong xã có tỷ lệ sử dụng điện thoại cố định cũng như điện thoại di động có xu hướng tăng dần qua các năm, do đó nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin, liên lạc ngày càng thuận tiện.

 Cơ sở văn hóa

Trên địa bàn xã ngoài nhà văn hóa của xã, còn có các nhà văn hóa của các khu, số lượng nhà văn hóa của các khu đang dần được quy hoạch và xây dựng.

Trong những năm vừa qua, xã đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

 Cơ sở y tế

Công tác y tế của xã được quản lý tốt. Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường cả về thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất và chế biến, nhà hàng và quán ăn... Công tác y tế và kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được duy trì, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, kết hợp giữa giáo dục với biện pháp hành chính góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, thứ 4.

 Cơ sở giáo dục - đào tạo

Công tác giáo dục của xã trong những năm qua có nhiều tiến bộ, thực hiện có hiệu quả đề án phát triển giáo dục của huyện Phú Lương. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp năm sau lớn hơn năm trước.

Sự nghiệp giáo dục được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, chất lượng giáo dục ngày được nâng cao, kết quả thi tốt nghiệp, thi lên lớp bậc tiểu học đạt 99,7%, bậc trung học cơ sở đạt 100%.

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường

4.1.3.1. Các lợi thế và cơ hội[2]

Có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của HĐND, UBND huyện Phú Bình, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn xã...

- Các mục tiêu đề ra phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu của cán bộ và nhân dân nên được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực thực hiện.

- Xây dựng chương trình kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, có kiểm tra, giám sát, phân công, phân nhiệm rõ ràng nên hiệu quả công tác lãnh đạo đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.

- Tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì và đảm bảo ổn định, không có biến cố lớn xảy ra.

- Trên địa bàn có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường giao thông liên tỉnh Thái Nguyên – Bắc Giang đây là điều kiện thuận lợi để xã Tân Thành giao lưu trao đổi tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế. Mạng lưới giao thông khá thuận tiện trong giao lưu – văn hóa với các xã trong huyện và các vùng phụ cận.

- Nhân dân cần cù, chịu khó ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, nguồn nhân lực dồi dào, đây là động lực để phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)