Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tân Thành có diện tích 26,64 km², dân số là 4976 người, mật độ là 186 người/km².

Địa giới hành chính của xã Tân Thành được xác định như sau:

 Phía đông giáp thôn Thành Thắng xã Luận Thành huyện Thường Xuân.

 Phía tây giáp xã Xuân Thắng, xã Luận Khê huyện Thường Xuân

 Phía nam giáp xã Thượng Ninh, xã Cát Tân huyện Như Xuân.

 Phía bắc giáp xã Luận Thành huyện Thường Xuân.

Vị trí của xã có trục đường huyết mạch của huyện Phú Bình đi qua như trục đường Thái Nguyên – Bắc Giang. Thuận lợi cho việc phát triển xã hội, đặc biệt là giao thương với các địa phương bên ngoài.

nh 4.1 Bản đồ hành chính xã Tân Thành

4.1.1.2. Địa hình, địa chất công trình

* Địa hình: xã Tân Thành được định vị trong vùng núi thấp thuộc sơn hệ Bắc Trường Sơn từ Thượng Lào xuống. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và hệ thống sông suối nhỏ, tạo thành các thung lũng nhỏ hẹp, là nền tảng hình thành địa bàn quần cư xen kẽ các khu ruộng, nương đồi. Độ cao trung bình 120 – 200m so với mực nước biển. Trên địa bàn xã có đỉnh núi cao nhất là núi Chùa cao hơn 300m. Địa hình dốc thoải dần từ Tây sang Đông, thấp nhất là phần phía Đông của xã giáp xa lộ Hồ Chí Minh cao khoảng 80m.

* Địa chất công trình: Đất đai của xã được hình thành trên nền địa chất ổn định, kết cấu rất tốt. Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng qua những công trình đã được xây dựng, có thể đánh giá địa chất công trình của phường thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng.

4.1.1.3. Khí hậu

- Khí hậu: xã Tân Thành vừa mang đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều và tập trung, vừa có đặc trưng tiểu vùng khí Bắc miền trung.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 25 độ C, nóng nhất tháng 7 và 8 nhiệt độ thường lên đến 37 - 39độC, có năm hơn 40 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt có lúc xuống dưới 10 độ C, thấp nhất 4 độC.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình trong năm hơn 2200mm, nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 6- 10, tháng khô nhất là tháng 5 và tháng 6 do ảnh hưởng của gió mùa tây nam thổi từ Lào sang, gây nắng nóng khô hạn.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 – 17%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

- Bão: Do nằm xa biển nên xã Tân Thành ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Từ điều kiện khí hậu thủy văn của xã Tân Thành cho thấy, khí hậu, thủy văn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất Nông- Lâm nghiệp, dân sinh. với lượng thủy văn bất thường gây lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên[8] Tài nguyên đất

Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn xã có các mỏ đá vôi tại núi Thành Viên, núi Mủ Đồng Cân, núi Pha Bôn, núi Pha Kang, núi Lèn Má và Núi Lãm với trữ lượng hàng triệu mét khối, là nguồn khoáng sản cung cấp vật liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm khác từ đá.

Mặt khác đất đai của xã nói riêng và của Huyện Phú Bình nói chung được hình thành trên nền địa chất tương đối ổn định, kết cấu đất tốt nên thuận lợi để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình cao tầng.

Tài nguyên nước

Tại địa bàn Tân Thành khá dồi dào đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, trên địa bàn các thôn hiện có các công trình thủy lợi nhỏ, là những công trình hồ đập chứa nước mặt bảo đảm nguồn tưới cho sản xuất và sinh hoạt của người dân tại các cụm dân cư. Suối Than bắt nguồn từ Như Thanh chảy qua, sông Xanh chảy từ Như Xuân về hợp lưu tại phía thượng lưu cầu Bến Nhạ tạo thành Sông Bến Nhạ chảy qua địa bàn xã, sông Đót bắt nguồn từ Như xuân về hợp lưu sông Bến Nhạ thành sông Đằn suôi đổ vào sông Chu. Dòng sông này, từ xưa đồng bào miền núi tận dụng làm đường thủy vận chuyển lâm sản và giao lưu hàng hóa với các vùng miền suôi rất thuận tiện. Là đường giao thông thủy

quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa lâm, nông, thổ sản trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong xã, cho thấy trữ lượng nước ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng phần lớn bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện nay nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác.

Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người xã Tân Thành gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Phú Bình. Trong lịch sử người dân người dân xã Tân Thành luôn năng động, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất và cải tạo thiên nhiên, phát triển nền văn hóa, kinh tế, xã hội, trên địa bàn xã.

Với đặc thù là một xã có quá trình đô thị hóa diễn ra trong thời gian dài, gắn với quá trình hình thành và phát triển của huyện Phú Bình. Điều này đã tạo cho dân cư trong xã một tư duy đô thị, khả năng lao động và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả, năng động và thích ứng nhanh với nền thị trường.

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)