Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế xã Tân Thành đã có những bước chuyển biến tích cực. Hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tân Thành có 255 hộ nghèo chiếm 40% tổng số hộ của xã, tuy nhiên thì đây được xem là một bước tiến dài của xã. Đến năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã giảm xuống 3% theo kế hoạch đề ra

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ giống vật nuôi, kỹ thuật của Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và PTNT. Nhiều mô hình gia trại của xã đã và đang phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế khác như: Mô hình trồng rừng, nuôi dê, kết hợp đào ao thả cá thu nhập trên 70 triệu đồng/năm; mô hình trồng hơn 20ha rừng …

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ khóa III, Đảng bộ và mọi tầng lớp nhân dân địa phương luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, và tạo được sự chuyển biến sâu sắc toàn diện trong đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp.

 Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở xã với quy mô vừa và nhỏ, mức đầu tư chưa cao, sản phẩm chưa đạt thương hiệu cạnh tranh trên thị trường; các ngành nghề đang có sự phát triển khá: Chế biến thực phẩm, chế biến chè, gia công cơ khí, sản xuất đồ mộc dân dụng, nhôm kính, may mặc, in ấn... Trong những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường vẫn giữ mức tăng trưởng khá, các cơ sở sản xuất đã bám sát thị trường, gắn sản xuất vụ từng bước phát triển. Xã Tân Thành đã khuyến khích các hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh, sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn kinh doanh thuận lợi.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm

Dân số:

Xã Tân Thành Huyện Phú Bình có diện tích 26,64 km², dân số là 4976 người, mật độ là 186 người/km². Tân Thành được chia thành 12 xóm: Vo, Đồng Bốn, Hòa Lâm, Hà Châu, Suối Lửa, La Lẻ, Non Chanh, Bầu Ngoài, Bầu Trong, Na Bì, Cầu Muối, Tân Yên.

Là một trong những xã nghèo của huyện Phú Bình. Bên cạnh đó dân số của xã có nhiều biến động về mặt cơ học do thường xuyên có một lượng lớn lao động nhập cư từ các nơi về làm ảnh hưởng đến việc quản lý chung trên địa bàn.

Lao động, việc làm và thu nhập:

Xã Tân Thành có lực lượng lao động tương đối dồi dào trong đó chủ yếu là lực lượng lao động nông nghiệp (chiếm 78%). Trong những năm qua, các ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn xã đã và đang phát triển phần nào tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và chuyển dịch dần từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

Trong những năm qua cùng với những chính sách, những định hướng chung trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình, những nỗ lực của chính quyền địa phương, đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động tại chỗ và một bộ phận lao động nhập cư. Do vậy thu nhập chung trên địa bàn luôn có xu hướng tăng, đảm bảo đời sống của nhanh dân theo tốc độ phát triển chung của xã hội.

UBND xã luôn chăm lo công tác giới thiệu việc làm nhất là đối với lực lượng bộ đội xuất ngũ, học sinh sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lao động còn khá bức xúc, do vậy đây là nhiệm vụ trọng tâm đối với xã Tân Thành trong thời gian tới.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

 Giao thông

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn xã 5,8km; Tuyến đường tỉnh lộ 519B Khe Hạ - Vạn Xuân đi qua, điểm đầu từ thôn Thành Lấm, điểm cuối Thành Lai có tổng chiều dài 17,6 km. Còn lại đường liên thôn nội vùng 22,5 km.

 Thủy lợi cấp thoát nước

Cùng với quá trình nâng cấp mạng lưới giao thông, hệ thống thoát nước cũng khá phát triển. Hầu hết dọc các tuyến đường chính đã có hệ thống thoát nước đi kèm. Tuy nhiên các tuyến có rộng nền hẹp, kết cấu chưa đảm bảo và chưa đồng bộ do vậy chưa đảm bảo yêu cầu phát triển của đô thị theo hướng hiện đại.

 Năng lượng điện

Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn xã, số hộ được sử dụng điện là 100% từ nguồn cung cấp điện lưới của huyện và Tỉnh Thái Nguyên, thời gian cung cấp đủ điện năng cơ bản đảm bảo cho sản xuất cũng như sinh hoạt.

Ngoài nguồn năng lượng điện, trên địa bàn xã còn sử dụng năng lượng từ than, xăng dầu,.... để cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động, phương tiện giao thông, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

 Bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông, bưu điện ngày càng được hiện đại hóa với kỹ thuật tiên tiến, góp phần quan trọng trong việc trao đổi thông tin trong nước và quốc tế. Người dân trong xã có tỷ lệ sử dụng điện thoại cố định cũng như điện thoại di động có xu hướng tăng dần qua các năm, do đó nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin, liên lạc ngày càng thuận tiện.

 Cơ sở văn hóa

Trên địa bàn xã ngoài nhà văn hóa của xã, còn có các nhà văn hóa của các khu, số lượng nhà văn hóa của các khu đang dần được quy hoạch và xây dựng.

Trong những năm vừa qua, xã đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

 Cơ sở y tế

Công tác y tế của xã được quản lý tốt. Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường cả về thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất và chế biến, nhà hàng và quán ăn... Công tác y tế và kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được duy trì, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, kết hợp giữa giáo dục với biện pháp hành chính góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, thứ 4.

 Cơ sở giáo dục - đào tạo

Công tác giáo dục của xã trong những năm qua có nhiều tiến bộ, thực hiện có hiệu quả đề án phát triển giáo dục của huyện Phú Lương. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp năm sau lớn hơn năm trước.

Sự nghiệp giáo dục được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, chất lượng giáo dục ngày được nâng cao, kết quả thi tốt nghiệp, thi lên lớp bậc tiểu học đạt 99,7%, bậc trung học cơ sở đạt 100%.

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)