Máy đo đạc vệ tinh

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)

Hình 4 .1 Bản đồ hành chính xã Tân Thành

Hình 4.19 Máy đo đạc vệ tinh

Trong trường hợp thửa đất sau khi đo đạc kiểm tra lại mà kết quả trùng với kết quả đo đạc trước đó hoặc sai lệnh nhỏ (trong sai số cho phép) so với kết quả trước đó thì không cần sửa lại.

Các trường hợp có kết quả đo đạc sau khi kiểm tra đúng với hiện trạng mà chủ sử dụng không chịu ký nhận thì sẽ lập danh sách lại để báo cáo.

4.4.2. Biên tập và chính lỷ bản đồ đo vẽ cũ và mới

Mục 1: Tổng quan về bản đồ cũ 299.

Lùi lại thời gian những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với cả nước, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chưa được tỉnh chú trọng. Kể cả thời

gian sau đó chúng ta cũng vẫn chỉ thực hiện đo vẽ bản đồ giải thửa đối với các xã thuộc vùng trung du theo Chỉ thị số 299 của Thủ tướng Chính phủ (thường được gọi tắt là bản đồ 299), còn các xã miền núi thì hầu như chưa được đo đạc. Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 2000, hệ thống bản đồ địa chính chính quy của tỉnh đã được thiết lập nhưng cũng chỉ bằng công nghệ truyền thống với các tỷ lệ từ 1:500 đến 1:10.000. Theo đánh giá của Sở Tài Nguyên và Môi trường thì do trình độ công nghệ đo đạc chưa phát triển nên giai đoạn này chất lượng bản đồ còn hạn chế, độ chính xác chưa cao.

Mục 2: Quá trình chỉnh lý và chuẩn hóa bản đồ cũ và mới:

Quá trình chỉnh lý và chuẩn hóa giữa bản đồ cũ và bản đồ mới được tiến hành song song với nhau. Được thực hiện nhằm mục đích đánh giá những thay đổi và sai phạm của chủ sử dụng đất trong thời gian đo vẽ cũ và mới của bản đồ địa chính. Quá trình này được thực hiện bởi các bước sau: Bước 1: Xác định khu vực của bản đồ cũ áp lên khu vực của bản đồ mới bằng phương pháp sử dụng phần mềm Microstation.

Một phần của tài liệu Chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã tân thành, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)