Kế hoạch quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe (Trang 40 - 45)

4.8.1. Mục tiêu

Áp dụng guyên tắc 5R

Sau đây, nguyên tắc 5R chi tiết:

Reduce ( Việc hạn chế/ giảm tải)

Ví dụ của cái này trong đời sống là giảm nhu cầu lại, thay đổi lối sống, như việc khi bôi xà bông lên người hoặc gội đầu thì các bạn nên tắt nước. Còn trong sản xuất thì người ta sẽ có áp dụng các hình thức để tinh gọn quy trình như Lean hoặc áp dụng các thiết bị máy móc tối tân hơn để giảm việc sử dụng nhiên liệu, hoặc giảm chất thải, khí thải ra môi trường.

Reuse (Tái sử dụng)

Nguyên tắc thứ 2 trong 5R đó là Reuse, nghĩa là tái sử dụng. Cái này thì đơn giản, dễ hiểu hơn. Ví dụ mình mua 1 cái túi, thì thay vì mình dùng xong vứt đi thì mình dùng đi dùng lại nhiều lần nữa. Còn không sản xuất thì người ta có thể sử dụng lại các sản

phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Mình đi nhiều nhà máy thấy người ta dùng lại hàng lỗi để tái chế lại như nhà làm chén thủy tinh có thể gom hàng bị loại lại rồi lại nung ra cái khác.

Sử dụng sản phẩm hữu cơ:

Recycle (Tái chế)

Sử dụng rác thải để làm ra sản phẩm hoặc vật dụng khác. Ví dụ như việc các bạn dùng sản phẩm nhựa đã dùng để trồng cây, hay nơi chứa đồ. Còn trong sản xuất có thể phải thêm vào một quy trình nào đó để làm ra sản phẩm khác. Như Decathlon hiện tại có sản phẩm làm quần áo từ túi nilong.

Đó là 3R căn bản. Trong đó, Reduce được đặt lên hàng đầu. Nhưng hiện nay người ra còn thêm vào 2 R ở đầu đó là REFUSE và RETHINK tạo thành một trật tự mới REFUSE – REDUCE – REUSE – RECYCLE – RETHINK.

Refuse (Từ chối)

Nghĩa là mỗi con người chúng ta nên xem xét nhu cầu và nên học cách từ chối sử dụng nếu không có nhu cầu. Bạn từ chối hoàn toàn khi nhân viên quán lẩu Haidilao đưa cho bạn một túi nhựa để bảo vệ điện thoại khỏi dính nước lẩu (vì bạn hoàn toàn có thể bỏ vào túi quần là bảo vệ điện thoại bạn. Bạn từ chối lời mời của một shop quần áo giảm giá khi bạn đã có 1 mẫu quần áo tương tự. Bạn từ chối hoàn toàn khi nhân viên siêu thị đưa cho bạn một túi nilong đựng những thứ bạn vừa mua.

Rethink (Suy nghĩ lại)

Đây là chữ R cuối nhưng thật ra lại bổ trợ cho tất cả các chữ R trước nó. Bạn sẽ phải suy nghĩ lại cho tất cả các “hành vi mua sắm, sử dụng, và nhu cầu của mình”.

Áp dụng Phương pháp Kaizen

Các bước thực hiện Kaizen tuần thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến bước 4 là Plan (kế hoạch), bước 5 là Do (thực hiện), bước 6 là Check (kiểm tra) và bước 7 8 là Act (hành động khác phục hoặc cái tiến). Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu và được tiêu chuẩn hóa như sau.

Bước1 Lựa chọn chủ đề

Bước 3 Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ Bước 4: Xác định biến pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ lieu Bước 5. Thực hiện biện pháp

Bước 6: Xác nhận kết qua thực hiện biện pháp.

Bước 7 Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tài diễn Bước 8 Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo,

4.8.2. Ngân sách

Ngân sách công ty cấp cho việc quản lý chất lượng sản xuất nước hiện tại là 200.000.000 đồng.

4.8.3. Chương trình hành động

4.8.3.1. Quản lý sản xuất

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng

Doanh nghiệp xây dựng hay chọn lựa áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng để có bộ tiêu chuẩn chung cho việc quản lý chất lượng sản xuất cho doanh nghiệp. Quá trình sản xuất từ những khâu đầu tiên cho tới khâu thành phẩm luôn phải áp dụng bộ tiêu chuẩn này

- Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng tập trung vào thực hiện phân tích, so sánh chất lượng với bộ tiêu chuẩn yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát các quá trình tạo ra sản phẩm thông qua kiểm soát các yếu tố như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp, thông tin và môi trường làm việc.

Nguyên vật liệu là yếu tố chính đầu vào, có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đầu ra có chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải đạt chuẩn chất lượng. Yếu tố thiết bị và công nghệ là các yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm. Yếu tố con người là yếu tố then chốt trong vào quá trình tạo chất lượng, là yếu tố quyết định sản phẩm đạt chuẩn chất lượng hay chưa và đưa ra điều chỉnh phù hợp.

Toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến hành trong quản lý chất lượng và để chứng minh là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

Đảm bảo chất lượng nhằm tập trung vào việc ngăn ngừa các khiếm khuyết và đảm bảo rằng các phương pháp, kỹ thuật và quy trình được thiết kế cho các sản xuất được thực hiện một cách chính xác.

- Cải tiến chất lượng

Chất lượng tốt là sẽ đem tới lợi ích tốt cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chất lượng tốt là đem đến sự tin tưởng của khách hàng, là cơ hội để sản phẩm của doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường . Để có một sản phẩm luông đặt chất lượng thì doanh nghiệp cần cải tiến không ngừng, từ máy móc thiết bị, phần mềm cho tới kỹ năng, trình độ của con người.Việc quản lý chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy với công nghệ, giải pháp mới, nhất là trong giai đoạn thế giới đang đẩy mạnh chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

4.8.3.2. Quản lý chất lượng nước, chai

Bảo đảm chất lượng nước là tối quan trọng đối với sức khỏe của con người môi trường. Để đáp ứng cho nhu cầu nước uống và vệ sinh hàng ngày, mỗi người cần từ 20 đến 40 lít nước sạch, không bị nhiễm các chất nguy hại hoặc vi khuẩn và con số này sẽ tăng lến đến 50 lít nếu phục vụ cho các nhu cầu về tắm giặt hoặc nấu nướng.

Khối lượng nước cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng Đặc biệt tại các nước đang phát triển, nơi mà tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đến chóng mặt, đang phải đối diện với thực tế thiếu thốn các phương tiện xử lý nước thải, dẫn đến tình trạng nguồn nước uống bị nhiễm bẩn và trở thành căn nguyên chủ yếu của nhiều loại bệnh tât và thương vong.

4.8.3.3. Quản lý marketing

Tạo lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. Định giá, khuyến mại và phân phối hàng hóa dịch vụ để tạo ra sự trao đổi với các nhóm. Nhằm thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức. Để thực hiện những quá trình trao đổi đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và nắm chắc kiến thức chuyên môn trước tiên là quản trị marketing căn bản cho đến nâng cao.

Quản trị marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi cho người mua mà doanh nghiệp hướng đến trong mục tiêu của tổ chức.

– Quản lý và điều hành các giai đoạn quảng cáo, seo, tiếp thị,… Tạo nên sự thống nhất và hài hòa giữa các giai đoạn để mang tới hiệu quả cao nhất.

– Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh doanh, vai trò đặc biệt trong chiến dịch quảng cáo bán hàng.

– Tối đa hóa tiêu thụ: tạo ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa. Tạo ra sự sản xuất, thuê mướn và tối đa doanh thu.

– Tạo sự hài lòng cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ.

– Tối đa hóa chất lượng cuộc sống dựa vào số lượng, chất lượng, giá và sự sẵn có. Đưa ra các mục tiêu cụ thể hơn về doanh số, đa dạng sản phẩm, tăng thị phần, chất lượng sản phẩm,…Nhiều hơn thế, quản trị marketing chiến lược giá là vô cùng quan trọng.

– Định hướng hoạt động quản trị dựa vào nhu cầu của khách hàng, áp lực cạnh tranh và sự cung ứng hệ thống sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

– Phân tích các cơ hội, nguy cơ, sức mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

4.8.3.4. Quản lý bán hàng (sản phẩm, dịch vụ)

Quản lý bán hàng là một phần quan trọng trong chu kỳ kinh doanh của tổ chức. Cho dù bạn đang kinh doanh một dịch vụ hay một sản phẩm, giám đốc bán hàng sẽ phụ trách lãnh đạo lực lượng bán hàng, đặt ra mục tiêu cho đội ngũ, lập kế hoạch và kiểm soát toàn bộ quy trình bán hàng và sau cùng là đảm bảo thực hiện đúng tầm nhìn của đội ngũ. So với mọi đội ngũ khác trong một tổ chức, vai trò của đội ngũ kinh doanh có lẽ là quan trọng nhất vì có tác động trực tiếp đến doanh thu của toàn tổ chức.

Một trong những chức năng quan trọng nhất mà bạn có với tư cách là giám đốc bán hàng là thiết lập và triển khai quy trình bán hàng cho doanh nghiệp của mình. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về xây dựng quy trình bán hàng hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.

7 Bước quản lý bán hàng

Bước 1: Tuyển lựa khách hàng tiềm năng

Bước 3: Giải quyết vấn đề Bước 4: Trình bày giải pháp Bước 5: Kinh doanh giá trị

Bước 6: Đàm phán & chốt giao dịch Bước 7: Triển khai hiệu quả

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w