- Sản lượng thịt hơ
2.2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trạ
Biểu 15. Doanh thu của trang trại (đơn vị: triệu đồng) STT Xã, thị trấn Tổng số trang trại
Giá trị sản phẩm của trang trại
Giá trị thu từ nông nghiệp Giá trị thu từ lâm nghiệp Giá trị thu từ thủy sản Tổng số 1 Hợp Hòa 12 35.544 0 531 36.075 2 Hoàng Hoa 46 83.620 0 22 83.642 3 Đồng Tĩnh 8 35.527,9 29 0 35.585 4 Kim Long 35 78.162 12 5 78.179 5 Hướng Đạo 19 78.910 0 0 78.910 6 Đạo Tú 19 35.091 0 77 35.168 7 An Hòa 5 69.70 0 0 6.970 8 Thanh Vân 70 143.971 0 415 144.386 9 Duy Phiên 13 28.995 0 109 29.104 10 Hoàng Đan 2 2.314 0 64 2.378 11 Hoàng Lâu 14 240.564 0 2528 243.092 12 Vân Hội 1 6.076,5 0 0 6.076,5 13 Hợp Thịnh 3 4.450 0 373 4.823 Tổng số 247 738.591 (99,5%) 41 (0,005%) 4.124 (0,495%) 742.756 Bình quân 19 2.999 0,165 16,69 3.007
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài năm 2016)
Qua khảo sát nhóm nghiên cứu nhận thấy, tổng doanh thu của các trang trại trong huyện tương đối cao đạt 774 tỷ 756 triệu đồng, trung bình mỗi trang trại đạt 3 tỷ đồng, trong đó giá trị thu từ nông nghiệp rất lớn đạt 738 tỷ 591 triệu đồng, giá trị thu từ thủy sản không lớn đạt 4 tỷ 124 triệu đồng, giá trị thu từ lâm nghiệp không nhiều chỉ đạt 41 triệu đồng, trong đó chỉ có 2 xã Đồng Tĩnh và Kim Long có giá trị thu từ lâm nghiệp còn các xã khác thì không có giá trị thu từ lâm nghiệp vì 2 xã này đều nằm trong vùng núi và trung du của huyện, tuy nhiên xã Đồng Tĩnh cũng chỉ có 2/8 trang trại có giá trị thu từ lâm nghiệp là trang trại của ông Phạm Ngọc Thạch, thôn Tràng Dầu và ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Tiên Phong là có giá trị thu từ lâm nghiệp, còn 6/8 trang trại khác là không có. Còn đối với xã Kim Long chỉ duy nhất có trang trại của ông Lại Hữu Chín, thôn Đồng Bông có
giá trị thu từ lâm nghiệp nhưng cũng không cao chỉ đạt 12 triệu đồng/năm. Như vậy giá trị sản phẩm của các trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương chủ yếu thu từ nông nghiệp còn giá trị thu từ lâm nghiệp và thủy sản không cao.
Giá trị sản phẩm giữa các trang trại không đều nhau, trong đó có những trang trại đạt giá trị sản phẩm rất cao như: Hoàng Lâu đạt 243.092 triệu đồng, Thanh Vân đạt 144.386 triệu đồng, Kim Long và Đồng Tĩnh đạt khoảng 78 tỷ đồng mỗi năm, trong đó có trang trại của gia đình ông Trần Văn Thu, thôn Vỏ, xã Hoàng Lâu với mô hình chăn nuôi lợn thu khoảng 161 tỷ mỗi năm, hay trang trại của gia đình ông Đào Xuân Hải, thôn Dộc Lịch xã Hướng Đạo cũng thu khoảng 14 tỷ mỗi năm nhờ mô hình chăn nuôi gà đẻ. Đây có thể coi là những hộ làm kinh tế trang trại giỏi nhất trên địa bàn huyện Tam Dương trong giai đoạn hiện nay.
Biểu 16. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại
STT Xã thị trấn Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Trang trại lợn Trang trại gà Trang trại lợn Trang trại gà Trang trại lợn Trang trại gà
1 Hoàng Đan 1.183,50 1.130,50 1.005,975 960,925 177,525 169,575 2 Duy Phiên 5.573 23.422 4.625 21.080 947,41 2.342,2 3 An Hòa 1.860 5.110 1.525,2 4.488 334,8 612 4 Hoàng Hoa 34.546 49.074 28.328 43.185,12 6.218,28 5.888,88 5 Thanh Vân 7.865,4 136.105,6 6.292,32 121.130,984 1.573,08 14.974,616 6 Vân Hội 0 6.076,7 0 5.408,263 0 668,437 7 Hợp Hòa 3.582 34.962 2.937,24 29.717,7 644,76 5.244,3 8 Đồng Tĩnh 34.479,9 1.048,5 28.273,518 927,68 6.206,382 120,82 9 Đạo Tú 9.669 25.422 8.218,65 22.117,14 1.450,35 3.304,86 10 Kim Long 18.485.55 59.676,45 14.798,44 53.553,05 3.687,11 6.123,4 11 Hoàng Lâu 212.656.7 27.907,3 180.758,195 25.674,716 31.898,505 2.232,584 12 Hướng Đạo 34.061,5 44.848,5 27.930,43 38.560,71 6.131,07 6.287,79 13 Hợp Thịnh 4.823 0 4.099,55 0 723,45 0 Tổng số 368.785,55 414.783,55 308.792,828 366.814,088 59.992,722 47.969,462 Bình quân 6.585,456 2.171,641 5.514,171 1.920,492 1.071,285 251,149
Qua bảng số liệu cho thấy, các loại hình trang trại chăn nuôi khác nhau sẽ có sự khác nhau cả về doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được:
- Doanh thu của các trang trại: (xem biểu 16)
Doanh thu bình quân của một trang trại trên địa bàn huyện đạt được 3.172,344 triệu đồng, trong đó loại hình trang trại chăn nuôi lợn có doanh thu là 6.585,456 triệu đồng, cao hơn hẳn so với trang trại nuôi gà khoảng 4.413,815 triệu đồng, doanh thu của trang trại nuôi gà chỉ đạt 2.171,641 triệu đồng.
Mặc dù số lượng trang trại chăn nuôi lợn chỉ có 56 trang trại nhưng doanh thu của các trang trại chăn nuôi lợn của một số xã khá cao như: xã Kim Long doanh thu đạt được là 18.485.55 triệu đồng trong khi đó chỉ có 2 trang trại chăn nuôi lợn (như vậy doanh thu bình quân của 2 trang trại này đạt khoảng 9.242,775 triệu đồng), hay ở xã Hoàng Lâu mặc dù có 3 trang trại chăn nuôi lợn nhưng doanh thu đạt 212.656,7 triệu đồng (bình quân 1 trang trại đạt khoảng 70.885.56 triệu đồng), xã Hướng Đạo có 3 trang trại lợn doanh thu cũng đạt 34.061,5 triệu đồng, trong đó trang trại của gia đình ông Đặng Hữu Phong, thôn Dộc Lịch doanh thu đạt được 24.500 triệu đồng…
Tuy nhiên đối với trang trại chăn nuôi gà, cũng có một số xã có doanh thu khá cao, cao hơn mức bình quân chung của các trang trại chăn nuôi gà ở huyện như xã Hợp Hòa với tổng doanh thu đạt 34.962 triệu đồng (bình quân 1 trang trại đạt 3.884 triệu đồng); xã Vân Hội có duy nhất 1 trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Nguyễn Văn Thanh cũng đạt mức doanh thu 6.076,7 triệu đồng hay xã Hướng Đạo doanh thu bình quân của các trang trại chăn nuôi gà đạt khoảng 2.803,031 triệu đồng trong đó riêng trang trại của ông Đào Xuân Hải đạt 14.220 triệu đồng; xã Hoàng Lâu, mặc dù là xã có ít trang trại trên địa bàn nhưng doanh thu của các trang trại trên địa bàn xã rất cao, đối với trang trại chăn nuôi gà cũng đạt 27.907,3 triệu đồng (bình quân 1 trang trại đạt 2.790,73 triệu đồng).
- Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các trang trại:
Chỉ tiêu chi phí đầu tư cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Các trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm sẽ có chi phí đầu tư khác nhau (xem biểu 16).
Qua biểu 16 cho thấy, bình quân một trang trại trong huyện đầu tư khoảng 2.735,250 triệu đồng chi phí. Trong đó, trang trại chăn nuôi lợn có mức đầu tư trung bình là 5.514,171 triệu đồng, cao hơn mức trung bình của cả huyện và cao hơn mức đâu tư trong chăn nuôi gà 1.920,492 triệu đồng. Các trang trại đầu tư chi phí cho sản xuất bao gồm các loại: chi phí vật chất (thức ăn, giống vật nuôi, thuốc thú y, điện nước), ngoài ra cộng chi phí thuê lao động, thuê đất, lãi vay ngân hàng và một số chi phí khác. Trong đó chi phí nhiều nhất mà chủ trang trại phải bỏ ra là chi phí cho thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng trên 50% tổng chi phí và chi phí
cho giống vật nuôi khoảng 25%. Loại chi phí thấp nhất là chi phí chi trả cho thuê đất, chi phí thuê lao động, trả lãi ngân hàng, các loại chi phí này chiếm khoảng 2%. Chi phí ít như vậy là do đa số các trang trại của huyện đều sử dụng đất vườn, sử dụng lao động gia đình là chính và nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn tự có của chủ trang trại.
Đối với các loại hình trang trại khác nhau thì cơ cấu các loại chi phí đầu tư cũng khác nhau, giữa hai loại hình trang trại nuôi lợn và trang trại nuôi gà có một số loại chi phí chênh lệch không đáng kể như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thức ăn, lao động, trả lãi ngân hàng. Còn một số loại chi phí có sự chênh lệch khá lớn như: chi phí giống vật nuôi, đối với trang trại lợn thì chi phí giống vật nuôi chiếm khá lớn khoảng 50% nhưng đối với trang trại gia cầm chỉ chiếm khoảng 25%. Chi phí cho công tác thú y, điện nước thì trang trại chăn nuôi gia cầm đầu tư nhiều hơn do gia cầm cần điện sưởi ấm vào mùa đông và hệ thống quạt mát về mùa hè. Ngoài ra, chi phí rủi ro trong chăn nuôi cũng khá cao, chiếm khoảng 5% tổng chi phi, loại chi phí này tương đối cao do gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi là tương đối phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp tới các trang trại, thêm nữa là trong quá trình chăn nuôi cũng có một lượng gia cầm bị hao hụt. Các chủ trang trại cần quan tâm phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu chi phí rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của trang trại.
- Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của các trang trại: (xem biểu 16)
Lợi nhuận của các trang trại trên địa bàn huyện cũng không giống nhau giữa các mô hình trang trại chăn nuôi. Lợi nhuận bình quân của một trang trại trong huyện Tam Dương đạt 437,093 triệu đồng. Tuy nhiên lợi nhuận giữa trang trại lợn và trang trại chăn nuôi gà cũng khác nhau, mặc dù có 56 trang trại chăn nuôi lợn nhưng tổng lợi nhuận của trang trại chăn nuôi lợn đạt 59.992,722 triệu đồng và bình quân 1 trang trại đạt 1.071,285 triệu đồng cao hơn mức bình quân chung của huyện; còn đối với trang trại chăn nuôi gà có 191 trang trại nhưng tổng lợi nhuận chỉ đạt 47.969,462 triệu đồng, bình quân 1 trang trại đạt 251,149 triệu đồng thấp hơn mức bình quân chung của cả huyện. Sở dĩ lợi nhuận của trang trại chăn nuôi lợn cao hơn trang trại chăn nuôi gà vì trang trại chăn nuôi lợn sau khi trừ đi chi phí bỏ ra trong chăn nuôi thì cho thu lãi từ 15 đến 20% tổng doanh thu đạt được, còn đối với trang trại chăn nuôi gà chỉ cho thu lãi khoảng 8-15% tổng doanh thu đạt được của trang trại.