Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Đề tài Kim Anh.doc (Trang 72 - 77)

- Sản lượng thịt hơ

3.2.7. Giải pháp về quản lý

Cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh tế trang trại ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Tam Dương nói riêng. Để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực đảm bảo sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, bảo đảm phát triển có hiệu quả và công bằng; ngoài đổi mới các chính sách kinh tế đối với kinh tế trang trại, cần tăng cường vai trò quản lý của nhả nước ở những mặt sau đây:

- Huyện cần sớm tạo và áp dụng khung pháp lý rõ ràng và thuận lợi để những người có vốn, có đầu óc kinh doanh yên tâm hình thành và phát triển kinh tế trang trại, thừa nhận kinh tế trang trại là mô hình kinh tế phù hợp, hoạt động có hiệu quả trong nông nghiệp, hợp thức hoá quyền hoạt động kinh doanh của trang trại.

- Hướng dẫn và tạo động lực thúc đẩy nông dân chuyển đổi ruộng đất để tạo điều kiện cần thiết hình thành và phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với điều kiện của từng vùng.

- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, hoàn thiện các thủ tục pháp lý về cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, chính sách bảo hộ đúng hướng, có hiệu quả; chính sách vay vốn theo chế độ ưu đãi đủ số lượng, thời gian tương ứng một chu kỳ kinh doanh về các loại cây, con giống, vật nuôi, về thủ tục và các tài sản thế chấp gồm cả vườn cây, vật nuôi gắn liền trên đất và các công trình kiến trúc; chính sách đối với chủ trang trại mua bảo hiểm cho lao động làm thuê thường xuyên.

- Có chính sách đầu tư nghiên cứu nhân rộng hoặc nhập ngoại để có được những loại giống mới ưu việt, năng suất và chất lượng phù hợp từng tiểu vùng, đồng thời tuyên truyền phổ biến cho các hộ và các trang trại sử dụng.

- Tạo lập đầy đủ và đồng bộ các yếu tố thị trường hợp lý, ổn định và khai thông, hoà nhập vào thị trường thế giới để tạo điều kiện giải quyết “đầu ra” và "đầu vào” cho sản xuất hàng hoá. Cần tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động thông tin kinh tế để hướng dẫn nông dân, kinh tế trang trại có phương hướng hoạt động kinh doanh thích hợp và hiệu quả. Đó là các thông tin về nhu cầu thị trường, về khối lượng, quy cách, chất lượng các mặt hàng, giá cả, tình hình cạnh tranh, các hướng công nghệ, dự báo tương lai...

Với chức năng quản lý của mình, các cấp chính quyền ở địa phương cần đặc biệt chú trọng hiệu lực của công cụ pháp luật, chính sách nhằm chấn chỉnh và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Bảo vệ tài

nguyên, môi trường, quy chế bảo vệ sản phẩm…bảo đảm cho kinh tế trang trại hoạt động đúng hướng, có trật tự, kỷ cương cũng như đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý những trang trại vi phạm pháp luật, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cương quyết không để cho các đối tượng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với trang trại mà trục lợi hoặc làm ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách để khuyến khích các trang trại phát triển sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm, tăng thu nhập, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Nhà nước với tư cách một hệ thống thống nhất cần phải có những bước tự đổi mới, tự hoàn thiện mình, tạo ra sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, sử dụng đồng bộ từ hệ thống pháp luật, chính sách và nền hành chính nhà nước (văn bản thủ tục, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc) tạo ra hiệu lực cao của quản lý Nhà nước.

Phần thứ ba: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, việc phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và trên địa bàn huyện Tam Dương nói riêng cần được sự quan tâm đúng hướng của lãnh đạo các ngành, các cấp có liên quan để phát triển một cách đúng hướng theo nhu cầu của thị trường. Nhằm thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế trang trại đưa mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi trở thành một lực lượng nòng cốt trong phát triển hàng hóa cần giải quyết các vấn đề sau:

* Đối với Nhà nước và địa phương

- Thứ nhất, nhà nước cần xem xét cho các trang trại vay vốn với lãi xuất ưu đãi, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đặc biệt cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay và thời hạn cho vay dài hơn, phù hợp với thời vụ và chu kỳ sản xuất để các trang trại chủ động trong kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của mình.

- Thứ hai, nhà nước cần tăng cường trợ giúp đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại. Đồng thời, cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của các chủ trang trại để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh trang trại.

Thứ ba, đối với tiêu chí về trang trại, ngoài các tiêu chí về giá trị đã được

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định, các tiêu chí khác nên giao cho các địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để quy định cho phù hợp.

Thứ tư, chính quyền địa phương cần nhanh chóng giải quyết sớm vấn đề

cấp giấy chứng nhận quyền sử sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất xem xét nguồn gốc đất và có hướng giải quyết tích cực để người dân ổn định sản xuất lâu dài; cần tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí kinh tế trang trại để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.

* Đối với các chủ trang trại

- Thứ nhất, không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận với thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, cách xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, các trang trại nên xây dựng các mô hình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

- Thứ ba, các chủ trang trại cần mạnh dạn hơn trong khai thác, huy động vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường.

2. Kết luận

Phát triển kinh tế trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Có thể nói, trang trại là hạt nhân kinh tế quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Trong điều kiện nước ta hiện nay, chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hội nhập WTO ngày càng sâu rộng thì sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, để kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi cần phải có những chủ trương, cơ chế chính sách mới mang tính đột phá, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn .

Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi mới bắt đầu phát triển thì hình thành các loại hình trang trại khác nhau, tuy nhiên qua thời gian phát triển thì trang trại chăn nuôi phát triển vượt bậc chứng tỏ ưu thế trong phát triển kinh tế trang trại phù hợp với đặc điểm tình hình của huyện, và đảm bảo đầy đủ theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Có thể nói kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương trong giai đoạn hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, có tới 247 trang trại. Trong đó trang trại chăn nuôi chiếm thế mạnh của huyện với 100% đều là trang trại chăn nuôi và chăn nuôi gà của huyện Tam Dương cũng dẫn đầu cả tỉnh chiếm khoảng ¼ đàn gia cầm của tỉnh, do vậy trong 247 trang trại có tới 191 trang trại chăn nuôi gà và chỉ có 56 trang trại chăn nuôi lợn.

Hầu hết các trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với loại hình gia trại. Các trang trại đã góp phần tăng thu nhập không những cho chủ trang trại mà còn một bộ phận người lao động nông thôn trong huyện. Cụ thể bình quân 1 trang trại có doanh thu bình quân đạt 3.172,344 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân thu được là 437,093 triệu đồng/năm. Giữa hai loại hình trang trại chăn nuôi thì trang trại chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả cao hơn và hiệu quả sử dụng các nguồn lực về chi phí, vốn, lao động đều cao hơn trang trại chăn nuôi gà.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các trang trại của huyện còn mang lại hiệu quả xã hội và môi trường. Các trang trại không chỉ tạo việc làm cho lao động gia đình mà

còn một lượng lao động làm thuê thường xuyên và lao động thời vụ. Bình quân 1 trang trại sử dụng khoảng 3 lao động. Sản xuất theo mô hình trang trại còn góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, giảm lượng khí thải trong chăn nuôi nhỏ lẻ.

Nhìn chung hiệu quả kinh tế trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương là tương đối cao, đang từng bước thay thế phương thức chăn nôi truyền thống, quảng canh, tận dụng, hiệu quả thấp. Trong phát triển kinh tế trang trại của huyện nổi lên một số trang trại đem lại hiệu quả kinh tế rất cao như đối với chăn nuôi lợn thì có: trang trại của gia đình ông Trần Văn Thu, thôn Vỏ, xã Hoàng Lâu doanh thu đạt 161.687,5 triệu đồng/năm; trang trại của gia đình ông Trần Văn Khang, thôn Vườn Chùa, xã Hoàng Lâu doanh thu đạt khoảng 50.500 triệu đồng/năm; trang trại của gia đình ông Nguyễn Minh Hải ở thôn Nam Thịnh doanh thu cũng đạt khoảng 24.846 triệu đồng...Còn đối với trang trại chăn nuôi gà thì có: trang trại của gia đình ông Đào Xuân Hải, thôn Dộc Linh xã Hướng Đạo doanh thu trung bình đạt khoảng 14.220 triệu đồng/năm; trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Xiêm, thôn Phú Vinh xã Thanh Vân doanh thu trung bình đạt khoảng 12.324,7 triệu đồng; trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, thôn Lá xã Vân Hội doanh thu cũng đạt khoảng 6.032,5 triệu đồng/năm...và còn rất nhiều trang trại điển hình khác trên địa bàn các xã của huyện Tam Dương có doanh thu trung bình rất cao trên 5.000,0 triệu đồng/năm.

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế trang trại của huyện Tam Dương, tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân như: một vài chủ trang trại vẫn còn thiếu vốn, khả năng tiếp cận thông tin thị trường chưa cao, kiến thức quản lý vẫn còn hạn chế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để tổ chức sản xuất chăn nuôi. Vì vậy, để phát huy được tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại cần có những giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm khuyến khích, thu hút sự tham gia, liên kết cùng phát triển kinh tế trang trại ở địa phương, tập trung giải quyết các vấn đề mấu chốt như: nâng cao trình độ về kiến thức quản lý kinh doanh, giải quyết vốn, đầu vào và đầu ra cho sản xuất...

Một phần của tài liệu Đề tài Kim Anh.doc (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w