- Sản lượng thịt hơ
3.2.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Sản xuất kinh doanh của trang trại càng phát triển, càng cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ.
Để giúp các doanh nghiệp có thể đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, Nhà nước và các chủ trang trại cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
Về phía Nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh, huyện cần:
+ Có kế hoạch theo dõi sát nhu cầu phát triển của trang trại, liên kết chặt chẽ với trang trại để xác định mô hình chuyển giao kỹ thuật mới thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn liền với việc bảo vệ mội trường sinh thái.
+ Cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nhất là trong khoa học ứng dụng. Củng cố tạo điều kiện vật chất cần thiết cho các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
trung nghiên cứu, chuyển giao các giống cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng, giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ sinh học vào việc phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, gia súc, gia cầm.
+ Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức và chỉ đạo hoạt động khuyến nông - khuyến lâm từ tỉnh đến xã, tăng cường huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông ở cơ sở cả về nội dung và phương pháp hoạt động, xây dựng trợ cấp cho khuyến nông cấp xã.
+ Xây dựng chợ, thông tin thị trường, tổ chức tốt việc tuyên truyền để các trang trại đăng ký thương hiệu sản phẩm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giúp đỡ các trang trại mở trang web để quảng bá sản phẩm của mình. Những lĩnh vực trên đối với các chủ trang trại còn nhiều bỡ ngỡ cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, nhất là các phòng nông và phát triển nông thôn, các phòng thương nghiệp, các trung tâm khuyến nông ở địa phương.
+ Trong khi chờ đợi giải quyết được những vấn đề cơ bản nói trên, trước mắt Nhà nước cần huy động khả năng của các cơ quan khoa học nông nghiệp, nghiên cứu, phổ biến ngay các giải pháp kỹ thuật để hạn chế được những tổn thất sau thu hoạch có thể xảy ra. Ví dụ: biện pháp bảo quản hoa quả tươi, sơ chế quy mô nhỏ nguyên liệu nông sản ở từng địa phương...
Về phía các chủ trang trại:
Để phát triển kinh tế trang trại một cách bền vững và hiệu quả, các chủ trang trại cần đầu tư cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu bảo quản và sản xuất các sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, cụ thể:
+ Ứng dụng công nghệ chế biến nông - lâm sản sau thu hoạch theo nhiều quy mô khác nhau với phương châm dễ làm, gọn nhẹ, phù hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ theo cụm, nhóm gia đình; áp dụng các công nghệ sạch.
+ Các trang trại chăn nuôi lợn thịt cần đầu tư nhập và lai tạo các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm nạc cao như: Đại bạch, Yrsia, lanđrát... Đối với các trang trại này cần phải tăng cường đầu tư mua sắm các loại thức ăn tổng hợp phù hợp với từng loại vật nuôi để giảm thời gian nuôi dưỡng và thu được năng suất sản phẩm cao. Đồng thời các trang trại phải thường xuyên phòng bệnh định kỳ, vệ sinh chuồng trại cho các loại vật nuôi để đề phòng dịch bệnh bùng phát.
+ Các trang trại chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi gà: Đưa tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến trong chăn nuôi vào sản xuất như các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được bệnh tật. Thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng bệnh cho gia cầm theo kế hoạch của trạm thú y huyện; thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cho gia cầm để hạn chế dịch
bệnh. Phát huy tốt mô hình gà thả đồi, thực hiện quy trình chăn nuôi gà bền vững.