- Sản lượng thịt hơ
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo của các ban, ngành, các cơ quan chuyên môn của
Tỉnh, kinh tế trang trại của huyện đã đạt được những thành tựu khá toàn diện, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Do vậy phát triển kinh tế trang trại của huyện đã đạt được một số kết quả sau:
- Thứ nhất, về cơ cấu và số lượng trang trại
Huyện Tam Dương đã từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh tế trang trại, chuyển giao nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất; áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đồng thời phát huy lợi thế sẵn có của huyện để phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do vậy, kinh tế trang trại của huyện đã có bước tiến nhanh trong đó chủ lực là các trang trại chăn nuôi, phát triển nhanh về quy mô đàn và số lượng; tuy nhiên chủ lực, mũi nhọn là chăn nuôi gia cầm.
Số lượng trang trại trên địa bàn huyện tăng từ năm 2010 đến nay, đến năm 2016 toàn huyện đã có 247 trang trại. Các mô hình trang trại chăn nuôi của huyện Tam Dương đã phát triển rộng khắp các xã trung du, miền núi với hiệu quả kinh tế cao. Trong đó 100% là mô hình trang trại chăn nuôi: chăn nuôi gà 191 trang trại và chăn nuôi lợn là 56 trang trại. Với ưu thế không cần quá nhiều diện tích đất cho sản xuất kinh doanh nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, loại hình trang trại này đang phát triển mạnh trên địa bàn với quy mô đàn từ trên 2.000 con trở lên.
- Thứ hai, lợi nhuận kinh tế trong triển kinh phát tế trang trại
Với việc đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi, nhiều hộ dân trên địa bàn Tam Dương đã thu được nguồn lợi kinh tế đáng kể. Trong đó bình quân trang trại lợn thu lãi khoảng 963,771 triệu đồng và trang trại chăn nuôi gà 218,972 triệu đồng. Đối với phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện có thể kế đến một vài gia đình tiêu biểu đã mạnh dạn vươn lên làm kinh tế trang trại như: gia đình ông Nguyễn Đức Quyến, thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân; từ năm 2007, được biết Tam Dương có chính sách khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại và quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, ông Quyến quyết định vay vốn ngân hàng để mua đất, xây dựng chuồng trại nuôi gà đẻ. Từ quy mô 8000 gà (gà đẻ và gà hậu bị) nuôi ở 2 khu chuồng (năm 2007), đến nay, trang trại của ông Quyến đã mở rộng mô hình sản xuất với 5 khu chuồng, tập trung nuôi 20.000 con, trong đó có 9.000 gà đẻ. Với giá trứng tăng cộng với chi phí thức ăn giảm như hiện nay thì với 9.000 gà đẻ có thể cho gia đình ông Quyến một khoản lãi từ 1,0-1,5 triệu đồng/ngày.
Hay trang trại của gia đình ông Đào Xuân Hải, thôn Dộc Linh,xã Hướng Đạo hướng phát triển kinh tế trang trại trên mô hình đất gò, đồi rất hợp với điều kiện tự nhiên. Một trang trại rộng lớn quy mô hơn 10 ha với bạt ngàn cây ăn quả như xoài, vải và gần 1 ha dành cho phát triển chăn nuôi. Gia đình ông Hải bắt đầu
làm kinh tế trang trại từ những năm 1988 theo hướng tự phát. Với mô hình trang trại, ông cũng đã thử nghiệm rất nhiều loại hình chăn nuôi và trồng trọt khác nhau như: thời kỳ đầu nuôi bò thịt, một thời gian sau nuôi gà gia công cho nhà máy Japfa Comfeel, nhưng qua một thời gian ông thấy hướng đi đó chưa thực sự phù hợp. Hiện nay trang trại gia đình ông Đào Xuân Hải chuyển sang nuôi gà với 80 nghìn con gà bố mẹ giống lông màu thả vườn, hàng tháng xuất bán khoảng 100.000 gà giống, tạo việc làm cho 60 lao động với mức lương gần 4 triệu đồng/người/tháng.
- Thứ ba, nâng cao số lượng đàn gia súc và gia cầm trong huyện
Nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, với đặc điểm thuận lợi của huyện nên các trang trại trong huyện Tam Dương 100% là trang trại chăn nuôi. Tổng đàn gia súc, gia cầm trong phát triển kinh tế trang trại của huyện (giai đoạn 2010-2015) là 2.502.865,19 con; trong đó đàn lợn: 57.855,40 con, chủ yếu là các giống hướng nạc như: Landrace, Yorshire, Duroc, Pietrain, Maxter, Pidu và tổ hợp lai của các giống trên; Đàn gia cầm: 2.445,79 con, trong đó cơ cấu giống gồm: Gà hướng trứng (Isa Brown, Ai Cập, Lương phượng); gà nuôi hướng thịt (AA, Cobb, Lohman, Roos 308, gà Mía, Đông Tảo, gà Ri,…), đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà lông màu, thả vườn, thả đồi. Số lượng đàn gia súc, gia cầm trong phát triển kinh tế trang trại của huyện năm 2015 tăng hơn nhiều so với năm 2010.
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao số lượng đàn gia súc gia cầm của huyện, chính vì vậy hiện nay Tam Dương vẫn là huyện dẫn đầu cả tỉnh về số lượng đàn gia cầm và chiếm 1/3 số lượng đàn gia cầm của tỉnh lên đến khoảng 2,9 triệu con gia cầm.
- Thứ tư, hình thành được khu chăn nuôi tập trung
Cùng với việc bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện đã tập trung các nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, coi đó là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong nông nghiệp.
Huyện Tam Dương đã duy trì và tổ chức sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao ở 3 khu chăn nuôi tập trung, tổng diện tích 50,74 ha, có 38 hộ tham gia, với số lượng gia súc, gia cầm xấp xỉ 200 ngàn con, trong đó: khu đồi Mé, xã Thanh Vân 20 ha, 22 hộ chăn nuôi 132.300 con gia súc gia cầm; khu đồi Dộc Sỹ, xã Hoàng Hoa 7,12 ha, 7 hộ chăn nuôi 24.500 con gia súc gia cầm; khu đồi cây Da, xã Hoàng Lâu 7,62 ha, 9 hộ, chăn nuôi 15.500 con gia súc gia cầm. Một số trang trại chăn nuôi gia cầm sinh sản điển hình như: ông Đặng Hữu Tác, thi trấn Hợp Hòa; ông Bùi Quốc Việt, Nguyễn Văn Dũng xã Thanh Vân, ông Đào Xuân Hải xã Hướng Đạo... chăn nuôi từ 4.000 đến 20.000 con, lợi nhuận thu được từ 280 triệu đến 1.400 triệu đồng/năm. Mô hình chăn nuôi gà Công nghiệp và gà lông Màu thả vườn với quy mô từ 2.000 đến 10.000 con xuất hiện ngày càng nhiều. Điển hình
trong số đó là trang trại của hộ ông Phùng Văn Sơn xã Hướng Đạo, đầu tư 1,8 tỷ đồng, nuôi 20.000 con/năm, doanh thu 2,1 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm. Trang trại ông Phạm Ngọc Bảo, xã Hoàng Lâu, chăn nuôi gia công với Công ty Cổ phần Japfa Comfeed, đầu tư chuồng nuôi khép kín trên 800 triệu đồng, mỗi lứa nuôi 8.000 con gà thịt (40.000 con/năm), được Công ty trả tiền thuê chuồng trại, công lao động và các khoản chi phí khác bình quân ông thu lãi khoảng 3.000 đồng/kg, 1 năm đạt khoảng 360 triệu đồng/năm. Nhiều hộ, sau thời gian chăn nuôi gia công, khi có các nguồn lực thì tiến hành tự chủ đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi gà thịt.
- Thứ năm, về giải quyết việc làm
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lao động nông thôn. Trong tổng số 247 trang trại đã giải quyết việc làm cho 744 lao động trong huyện (trong đó: 543 lao động của chủ hộ đã làm giảm đáng kể chi phí thuê mướn lao động và 201 lao động thuê ngoài với mức lương từ 2-3 triệu đồng/tháng đã góp một phần nhỏ trong giải quyết việc làm trên địa bàn huyện).
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện cũng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận người dân nông thôn, tăng thu nhập hàng tháng của các hộ dân, làm giảm sức ép về dân dố, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của địa phương.
Kinh tế trang trại là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
Kinh tế trang trại của huyện Tam Dương phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển các loại hình kinh tế, việc phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc thú y, cửa hàng thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi....
- Thứ sáu, về công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường
Các trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương đã thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Trong chăn nuôi nói chung, phát triển kinh tế trang trại nói riêng công tác phòng, chống dịch bệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại và hiệu quả trong suốt quá trình sản xuất. Các chủ trang trại của huyện luôn đặt công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường lên hàng đầu và được thực hiện đều đặn theo định kỳ. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện còn có khoảng 60 người có chuyên môn ngành Chăn nuôi - Thú y, trình độ từ Trung cấp trở lên. Đây là lực lượng chủ chốt trực tiếp giúp các chủ trang trai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Do vậy,
công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn và các trang trại của huyện trong những năm qua luôn được duy trì và đảm bảo an toàn cho sản xuất chăn nuôi.
Các chủ trang trại đã được tham gia các lớp các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường do UBND huyện chỉ đạo các phòng, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức. Các chủ trang trại thực hiện nghiêm túc các quy trình: chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo đúng quy định. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi đúng tiêu chuẩn; lắp đặt các trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất. Hiện nay 100% các trang trại trên địa bàn huyện đã xây dựng bình biogas với chăn nuôi lợn và đệm lót sinh học (men vi sinh) với tất cả các loại hình trang trại chăn nuôi. Thông qua việc xử lý chất thải bằng bể biogas đã góp phần làm giảm lượng khí thải, giảm mùi hôi, giảm vi khuẩn gây bệnh từ các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ; Không những làm giảm lượng chất thải, hệ thống xử lý chất thải bằng bình biogas còn có thể sử dụng được các phế phụ phẩm, tái tạo được nguồn năng lượng sạch vào sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó khi các trang trại sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM), đệm lót sinh học trong chăn nuôi có thể giảm thiểu mùi hôi của các chuồng trại, giảm ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, riêng đối với trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Thu, thôn Vỏ, xã Hoàng Lâu đã phát triển chăn nuôi lợn từ nhiều năm nay. Trang trại thường nuôi từ 12.000 đến 14.000 con lợn thịt, hàng ngày lượng chất thải xả ra các ao hồ xung quanh rất lớn; trước đây do chưa có biện pháp xử lý thích hợp, tích tụ lâu ngày làm môi trường trở nên ô nhiễm, đặc biệt là một phần dòng sông Phan chảy qua địa phận huyện Tam Dương. Mới đây, gia đình ông đã được Sở KH&CN của tỉnh lắp đặt thử nghiệm máy xử lý chất thải từ chăn nuôi bằng công nghệ tách rắn lỏng. Ứng dụng công nghệ tách rắn, lỏng không những xử lý được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi mà còn tận dụng nguồn chất thải này dùng làm phân bón cho cây trồng. Những ưu điểm của công nghệ này đã được các chủ trang trại khẳng định đây được xem là giải pháp hữu hiệu để xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
- Thứ bảy, tăng hiệu quả mô hình chăn nuôi gia công trong phát triển kinh tế trang trại
Xu hướng nâng cao hiệu quả kinh tế bằng hình thức chia sẻ lợi nhuận trong chăn nuôi đang được coi là lựa chọn tốt trong phát triển kinh tế trang trại giúp nâng cao năng suất và thu nhập cho các chủ trang trại.
Mô hình phát triển kinh tế trang trại theo hình thức tự chủ cũng gặp phải rất nhiều hạn chế như chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh và đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi gia công có sự kết hợp bền vững
giữa những hộ chăn nuôi có lợi thế về đất đai, lao động và các doanh nghiệp có thế mạnh về con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, kỹ thuật chăn nuôi và thị trường sẽ giúp phát huy tốt thế mạnh của nhau.
Trong mô hình chăn nuôi gia công, các công ty sẽ đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y theo đúng công suất của chuồng nuôi, cung cấp quy trình kỹ thuật và cử cán bộ theo dõi, quản lý về kỹ thuật giúp cho các chủ trang trại thực hiện chăn nuôi đảm bảo hiệu suất yêu cầu và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các trang trại.
Ngược lại, các chủ trang trại phải đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo như: chuồng trại, kho chứa thức ăn và các thiết bị có liên quan, lao động, đảm bảo hiệu suất và sẽ được hưởng các chế độ thường kỳ khi vượt định mức khoán, bị phạt khi vi phạm định mức tiêu chuẩn như (tỷ lệ chết, chỉ số tiêu tốn thức ăn…).
Như vậy đối với việc các trang trại trên địa bàn huyện phát triển theo hướng chăn nuôi gia công thì con giống sẽ được các công ty đầu tư đảm bảo hoàn toàn về chất lượng, cung cấp thức ăn và thức ăn được sử dụng hoàn toàn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, chuồng trại đồng bộ về kỹ thuật, kỹ thuật chăn nuôi được thực hiện đảm bảo mọi chỉ tiêu và sản xuất chăn nuôi hoàn toàn không phụ thuộc vào sản phẩm của sản xuất trồng trọt.
Nguồn thu của các chủ trang trại trong chăn nuôi gia công đó chính là lương khoán + tiền thưởng khi vượt khoán và việc đầu tư chất thải cho việc thu từ hệ thống thuỷ sản.
Ưu điểm của chăn nuôi gia công là các chủ trang trại ít chịu ảnh hưởng của thị trường cả đầu vào và đầu ra, đây chính là mặt khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hình thức tự chủ như nhiều trang trại hiện nay trên địa bàn. Các trang trại này ổn định về việc làm, giải quyết vấn đề lao động tại chỗ cho địa phương như trang trại của ông Nguyễn Văn Thu, thông Vỏ, xã Hoàng Lâu đã giải quyết việc làm cho 42 lao động; đồng thời khi phát triển trang trại còn cải tạo được đất đai ở những vùng đồi khô cằn, hoang hóa.
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Tam Dương có 9 trang trại chăn nuôi gia công, quy mô từ 2.000-15.000 con chủ yếu là mô hình nuôi gia công gà và lợn như trang trại: của gia đình ông Nguyễn Văn Thu, ông Trần Văn Khang xã Hoàng Lâu (chăn nuôi lợn); ông Phạm Ngọc Bảo, xã Hoàng Lâu (chăn nuôi gà); ông Nguyễn Văn Hải, xã Đồng Tĩnh (chăn nuôi lợn); ông Nguyễn Văn Khang, xã Hướng Đạo (chăn nuôi lợn); ông Nguyễn Minh Đức, xã Duy Phiên (chăn nuôi lợn)…các trang trại này chăn nuôi cho một số công ty như: Công ty cổ phẩn Chăn nuôi Việt Nam, công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam…mô hình chăn nuôi gia công của huyện Tam Dương phát triển mạnh từ năm 2008 - 2010 với khoảng 40 trang trại; tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện mô hình này đã bị giảm xuống và còn khoảng 9 trang
trại như trên, nhưng một thế mạnh của mô hình chăn nuôi gia công mà ai cũng