- Sản lượng thịt hơ
3.2.5. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ trang trạ
trưởng, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và độc hại cho người sử dụng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của trang trại mình trên thị trường. Cụ thể:
Đối với các trang trại chăn nuôi: hạn chế sử dụng quá mức các loại thức ăn tăng trọng và các loại thuốc kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, kết hợp trồng thêm các loại rau cỏ để tận dụng thức ăn tự nhiên, từ đó hạn chế chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp: nên tận dụng triệt để nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, hạn chế hơn các loại thức ăn tăng trưởng.
3.2.5. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cácchủ trang trại chủ trang trại
Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, song thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở huyện Tam Dương cho thấy: các chủ trang trại sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân và từ học hỏi. Qua điều tra, phỏng vấn, hầu hết các chủ trang trại đều cho rằng thiếu kiến thức làm ăn và trong những năm qua chất lượng nguồn nhân lực của các trạng trại đã được nâng lên do địa phương đã chú trọng mở các lớp đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu là các lớp đào tạo ngắn ngày theo các chương trình phát triển kinh tế, chuyển giao tiến bộ công nghệ. Vì vậy, trình độ của nguồn nhân lực tuy được nâng lên, nhưng không được nâng lên một cách hệ thống và tập trung vào một số đối tượng, trước hết là chủ các trang trại. Chất lượng của nguồn lao động, nhất là các thành viên của trang trại và của lao động làm thuê cho trang trại còn ở trình độ thấp.
Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất kinh doanh của các trang trại không chỉ là sản xuất kinh doanh dựa trên kinh nghiệm của bản thân, mà còn đòi hỏi phải biết tiếp cận với thị trường để quyết định phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải nâng cao trình độ quản lý, hiểu biết kỹ thuật và công nghệ nhất định của chủ trang trại cũng như người lao động trong các trang trại. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ trang trại cần tập trung vào các khâu sau đây của quá trình đào tạo:
Thứ nhất: về nội dung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần:
- Triển khai các chương trình đào tạo mang tính toàn diện cả trình độ quản lý kinh doanh, pháp luật và tiến bộ khoa học công nghệ mới.
hoá đến nâng cao trình độ quản lý chủ trang trại, trình độ kỹ thuật, đặc biệt là trình độ tiếp cận và xúc tiến thị trường, trình độ marketing, trình độ hiểu biết pháp luật và các kiến thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Xây dựng các chương trình đào tạo về lập các dự án và kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các chủ trang trại theo thời gian cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên cơ sở đó họ chủ động về các nguồn lực cho phát triển kinh tế trang trại trong từng giai đoạn.
- Đào tạo kiến thức khai thác, tìm kiếm thông tin và quảng bá sản phẩm trên internet để các chủ trang trại có thể chủ động khaỉ thác thông tin thị trường và biết cách quảng bá sản phẩm, giao dịch bán hàng và tiếp cận đến các tiến bộ khoa học và công nghệ trên mạng, áp dụng vào sản xuất, kinh doanh của trang trại.
Thứ hai, về hình thức đào tạo, cần:
- Phối hợp với các trường đại học mở các lớp đào tạo riêng cho các chủ trang trại về các kiến thức quản trị kinh doanh, pháp luật kinh doanh, pháp luật dân sự; nhằm giúp chủ trang trại nâng cao kiến thức về các lĩnh vực này để họ biết cách tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh theo pháp luật, cũng như thực hiện đầy đủ các điều khoản theo pháp luật về các hợp đồng thuê mướn lao động.
- Phối hợp với Hội khuyến nông, khụyến lâm, khuyến ngư mở các lớp tập huấn về tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất cho các chủ trang trại và người lao động, để họ nắm được và vận dụng vào quy trình sản xuất kinh doanh của trang trại một cách có hiệu quả.
Thứ ba, về nguồn kinh phí cho quá trình đào tạo.
Tỉnh và huyện cần khai thác các nguồn lực sau để đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại:
- Nguồn lực từ nguồn ngân sách, từ chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, từ các chương trình 135...
- Nguồn lực từ các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công... - Nghiên cứu lập quỹ đào tạo từ nguồn đóng góp của các trang trại để tăng thêm nguồn lực và đặc biệt để nâng cao chất lượng các lớp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các chủ trang trại.