Giải pháp về vốn đầu tư và tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài Kim Anh.doc (Trang 64 - 66)

- Sản lượng thịt hơ

3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư và tín dụng

Vốn là một yếu tố cơ bản để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá. Trong các nguồn lực phát triển kinh tế trang trại, vốn là nguồn lực hết sức quan trọng, là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính ổn định trong phát triển của các trang trại, nhất là vốn đầu tư để xác lập quy mô trang trại hợp lý, nó là chìa khoá ban đầu, là khâu then chốt để hình thành và phát triển kinh tế trang trại.

Hiện tại cho thấy, vốn đầu tư cho các chủ trang trại nhìn chung còn nhỏ bé, nguồn vốn hầu hết là vốn tự có của các trang trại, còn một phần nhỏ là vốn Nhà nước thông qua các chương trình dự án, các nguồn vốn khác trong dân và vốn của bản thân chủ trang trại... Do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu cần vốn của các trang trại nhằm tạo ra các vùng chuyên canh hàng hoá.

Vốn cho sự phát triển của các trang trại, xét theo nội dung, đối tượng đầu tư bao gồm: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển chung của các trang trại và vốn đầu tư để các trang trại mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Đối với vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, phần vốn này chủ yếu thuộc về ngân sách nhà nước. Đây là loại vốn được huy động từ nhiều chương trình như xây dựng hạ tầng nông thôn, chương trình xây dụng nông thôn mới. Quyết định số 132/200l/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở làng nghề nông thôn đã quy định về việc được hưởng các ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở hạ tầng nông thôn và các ngành nghề nông thôn.

Về nguyên tắc, phần vốn cho xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, cho phát triển các trang trại nói riêng đã được xác định qua các quỵ hoạch, các đề án phát triển kinh tế. Vấn đề còn lại là triển khai huy động và giải ngân các nguồn vốn như thế nào cho đúng tiến độ là hết sức quan trọng. UBND huyện cần có những biện pháp triển khai hữu hiệu để khai thông các nguồn vốn nhằm thực hiện đúng tiến độ các công trình hạ tầng, nhất là nguồn vốn xây dựng các công trình do huyện là chủ đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, thông tư số 82/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại đã ghi rõ: UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao bố trí ngân sách nhằm tập trung phát triển kinh tế trang trại; áp đụng các hình thức vay vốn thích hợp như phát hành trái phiếu công trình, phát hành sổ xố kiến thiết loại đặc biệt để huy động vốn đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng (sau khi thoả thuận bằng văn bản với Bộ tài chính), huy động lao động công ích của nhân

dân để:

+ Đầu tư cho việc xây đựng cơ sở hạ tầng: đường giao thông (ưu tiên giao

thông nội đồng, lên đồi), nước (chú trọng đến tưới nước cho cây ăn quả và nước vệ sinh trong chăn nuôi), điện, trường, trạm, phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp, khoa học công nghệ mới.

+ Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

+ Hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh phát triển trang trại.

+ Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.

- Đối với nguồn vốn đầu tư cho các trang trại: Thông tư số 82/2000/TT- BTC ngày 14/8/2000 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại đã nêu rõ các ưu đãi về vốn như: đầu tư phát triển kinh tế trang trại được vay vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng phát triển của Nhà nước theo trình tự, thủ tục quy định đối với từng chương trình cụ thể.

Hiện nay, nguồn vốn có thể đầu tư cho các trang trại có nhiều kênh. Nhưng trên thực tế vốn của các trang trại chủ yếu là vốn tự có, vốn tích lũy sau nhiều năm kinh doanh, còn phần vốn vay chiếm tỷ trọng thấp. Chính vì vậy, nhiều trang trại thiếu vốn để đầu tư thâm canh, mở rộng quy mô kinh doanh.

Để giúp các chủ trang trại có thể vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, một mặt các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện để trang trại tiếp cận với các nguồn vốn, tiếp tục cải tiến các điều kiện và thủ tục vay vốn thuận lợi hơn nữa đối với trang trại; mặt khác cần chú trọng tạo những điều kiện thúc đẩy các trang trại vay vốn và sử dụng có hiệu quả vốn vay. Đây là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời cũng là giải pháp thu hút vốn cho trang trại. Để thực hiện giải pháp này, Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các trang trại cần phải có kế hoạch thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Về phía các tổ chức tín dụng cần:

+ Mở rộng các chi nhánh, các trạm giao dịch của các ngân hàng và tổ chức tín dụng đến các xã trong huyện.

+ Giảm bớt các thủ tục vay vốn.

+ Đổi mới tổ chức kinh doanh của các hợp tác xã tín dụng để giảm mức lãi suất tiền vay trong việc cạnh tranh với ngân hàng nông nghiệp ở địa phương.

hàng nông nghiệp cần có biện pháp hỗ trợ trang trại sử dụng vốn vay hiệu quả thông qua tư vấn về đầu tư, hướng dẫn sử dụng vốn vay, phối hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật... Đặc biệt tăng cường các biện pháp nâng cao năng lực sử dụng vốn của trang trại thông qua đào tạo nâng cao trình độ tổ chức và quản lý các trang trại trong nền kinh tế thị trường, các kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, về hạch toán kinh doanh.

+ Chú trọng việc giám sát chặt chẽ của ngân hàng về chất lượng dự án; phối hợp với chính quyền và các tổ chức hỗ trợ các trang trại trong quá trình xây dựng dự án.

Về phía các trang trại cần:

+ Nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Về phía Nhà nước cần:

+ Tạo cơ chế để các trang trại vay vốn đảm bảo tính khả thi trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tính hiệu quả và sự phát triển ổn định của trang trại, nhất là nguồn vốn của ngân hàng chính sách. Điều đó có nghĩa là: lượng tiền vay không phải quy định theo mức bình quân diện tích hoặc bình quân trang trại mà phảỉ xuất phát từ nhu cầu đầu tư kinh doanh (theo dự án hoặc luận chứng kinh tế, kỹ thuật), lượng vốn có của trang trại phần vốn trang trại còn thấp. Thời hạn vay vốn cũng phải phù hợp với phương hướng kinh doanh, cụ thể là đặc điểm của cây trồng, vật nuôi mà trang trại đang kinh doanh hoặc dự kiến đầu tư kinh doanh; phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại sản phẩm; thậm chí đế sử dụng vốn hiệu quả, thời hạn vay vốn phải lớn hơn chu kỳ kinh doanh, vì chủ trang trại cần có thời gian mua máy móc, vật tư, phân bón... và lựa chọn thời gian bán sản phẩm ở thời điểm phù hợp nhất.

Ngoài phần vốn vay, Nhà nước cần thực hiện miễn giảm thuế thu nhập với thời gian tối đa cho các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở những địa bàn không thuận lợi. Thực hiện miễn giảm thuế đất cho những trang trại thuê ở những khu đất trống, đồi núi trọc, đất rừng mới được đầu tư khai thác chưa phát huy được hiệu quả kinh tế cao. Nếu trang trại đã kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hoá và lợi nhuận cao, cần có quy định giảm thấp mức thuế suất để tạo điều kiện cho các trang trại này tăng tích lũy tái đầu tư nhằm mở rộng quy mô trang trại. Ngoài ra Nhà nước và địa phương cần khuyến khích những hộ có vốn ở thành thị và địa phương khác đầu tư làm kinh tế trang trại ở những vùng khó khăn bằng các giải pháp về ưu tiên giao đất, miễn giảm thuế.

Một phần của tài liệu Đề tài Kim Anh.doc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w