Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề tài Kim Anh.doc (Trang 59 - 60)

- Sản lượng thịt hơ

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương trong giai đoạn hiện nay cũng có một số hạn chế cơ bản sau:

- Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn cho việc quy hoạch, xây dựng khu chăn nuôi tập trung. Trong khi đó công tác dồn điền, đổi thửa còn nhiều vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, một số hộ nông dân chưa mạnh dạn trong việc này để tích tụ ruộng đất đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Thứ hai, kiến thức quản lý kinh tế, kỹ thuật chăn nuôi của các chủ trang trại còn hạn chế, hầu hết do thiếu kinh nhiệm và tự học hỏi, nên chưa áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn…vào sản xuất làm cho năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm trong chăn nuôi còn chưa cao, chưa hình thành chuỗi sản xuất sản phẩm sạch, an toàn; làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các trang trại.

Lao động làm thuê trong các trang trại trình độ còn thấp, một số lao động chỉ qua một vài lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi do huyện, tỉnh tổ chức do vậy khả năng làm tốt các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật trong các trang trại là chưa cao.

- Thứ ba, quy trình chăn nuôi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chưa đáp ứng tốt được nhu cầu chăn nuôi của các trang trại. Nguồn điện phục vụ cho trang trại còn thiếu và yếu. Đây là vấn đề bức xúc, đang được các chủ trang trại và người dân quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia cầm.

Các trang trại tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi, trung du của huyện, nguồn nước tưới chủ yếu dựa vào nước trời và nước giếng khoan. Rất nhiều các trang trại chưa có hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thứ tư, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trang trại là rất lớn, trong khi đó

khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ gặp rất nhiều khó khăn. Đại đa số các chủ trang trại còn ít được tiếp cận nguồn vốn vay có tính chất ưu đãi và dài hạn. Thủ tục vay vốn còn rườm rà, nhiều phiền toái.

- Thứ năm, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm: Đối với các trang trại phát triển theo hình thức tự chủ chưa thành lập được hiệp hội các chủ trang trại. Do

vậy việc tiêu thụ, quảng bá sản phẩm các trang trại sẽ gặp khó khăn; các chủ trang trại đều phải tự tìm thị trường tiêu thụ nên phụ thuộc rất nhiều vào thương lái và thị trường tự do như: đối với sản phẩm gia cầm chủ yếu tiêu thụ ở chợ Thổ Tang (Vĩnh Tường), chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội), còn sản phẩm thịt lợn thì tiêu thụ ở các vùng trong huyện và tỉnh, và một số tỉnh lân cận.

Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn chưa có chợ đầu mối và cơ sở giết mổ, chế biến tập trung. Đây là yếu tố cực kỳ bất lợi và luôn tiềm ẩn nguy cơ khó tiêu thụ được hoặc giá bán thấp khi thị trường có biến động tiêu cực.

- Thứ sáu, về cơ chế, chính sách: Trong những năm gần đây UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế về hỗ trợ sản xuất chăn nuôi. Đây là động lực chính thúc đẩy kinh tế trang trại của huyện phát triển đặc biệt là ngành chăn nuôi phát triển nhanh. Nhưng một số quy định, định mức hỗ trợ chưa sát với thực tế tình hình chăn nuôi và thế mạnh về đối tượng vật nuôi của từng địa phương.

- Thứ bảy, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên phạm vi tỉnh cũng như cả nước còn nhiều tiềm ẩn chưa được khống chế triệt để. Bên cạnh đó ý thức của một số người chăn nuôi nhỏ lẻ còn coi nhẹ công tác phòng, chống dịch, do đó dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Thứ tám, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cũng là một trong những

yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế nói chung. Sự bảo hộ của Nhà nước đối với nông sản so với một số nước trong khu vực tỷ lệ còn thấp.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Do công tác dồn ghép ruộng đất thực hiện chưa có hiệu quả cao.

- Sự quan tâm hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng của các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện còn ít và chưa kịp thời, từ đó đã ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của kinh tế trang trại.

- Hầu hết các trang trại đều phát triển mang tính tự phát, địa điểm trang trại chủ yếu là vùng gò đồi cho nên hệ thống đường giao thông, hệ thống điện chưa phát triển kịp.

- Một số chủ trang trại còn có tư tưởng mạnh ai người ấy làm, vì thế chưa mạnh dạn liên kết với nhau để cùng phát triển.

- Nhận thức của một bộ phận người dân về dịch bệnh gia súc, gia cầm còn kém. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm còn hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái và thị trường tự do.

Một phần của tài liệu Đề tài Kim Anh.doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w