Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng mới được tìm hiểu ở những năm gần đây. Một nghiên cứu về “mô hình kiến thức, niềm tin, kỹ năng phát hiện và tính hiệu quả bản thân trong việc xác định RLPTK ở GVMN” của nhóm tác giả Taresh và cộng sự (2020) cho rằng “niềm tin đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi và tổ chức thông tin và kiến thức”[54]. Nghiên cứu này sử dụng mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) gợi ý rằng niềm tin của một người về mối đe dọa cá nhân, cùng với niềm tin của một người về hậu quả của hành vi, sẽ dự đoán người này áp dụng hành vi đó. Nhiều nghiên cứu khác phát hiện giáo viên có niềm tin giáo dục trước khi trở thành giáo viên chính thức là điều cần thiết, bởi vì các niềm tin này tác động tới thành tích và nội dung giảng dạy, mô tả nhiệm vụ và giám sát khả năng hiểu biết của giáo viên
Có một số tác giả tuyên bố rằng những niềm tin là“một phần trong nhận thức tổng hợp của một cá nhân”. Một nghiên cứu đề xuất một giả thuyết thú vị rằng “niềm tin ảnh hưởng đến những gì giáo viên nói bên ngoài lớp học, hành vi của họ trong lớp học là kết quả của niềm tin được đo lường bằng kinh nghiệm. Ngoài ra, kiến thức của họ thể hiện nỗ lực của họ trong việc hiểu được những trải nghiệm của mình”[46].
Như vậy những yếu tố về trình độ, kinh nghiệm, niềm tin, được đào tạo về kiến thức,… của giáo viên là những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về RLPTK.
Tiểu kết chương 1
Nội dung chương một là hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận của đề tài bao gồm nhận thức và mức độ nhận thức; khái niệm GVMN, vai trò và phẩm chất
của GVMN; lý luận về RLPTK bao gồm khái niệm RLPTK, nguyên nhân, đặc điểm và can thiệp RLPTK; Trong đó khái niệm chính của đề tài:
“Nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ là sự tiếp thu và phản ánh hiểu biết RLPTK của giáo viên mầm non, từ đó GVMN có những suy nghĩ, thái độ, cảm xúc và hành vi về RLPTK của trẻ mà cụ thể về các biểu hiện về: khái niệm RLPTK, dấu hiệu báo động đỏ RLPTK, đặc điểm, nguyên nhân và can thiệp RLPTK”.
Ngoài ra, nội dung của chương 1 còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về RLPTK ở GVMN có thể kể đến như trình độ đào tạo, kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ mầm non của giáo viên, kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ, hoặc có được đào tạo về RLPTK.
Những nội dung lý luận này sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện của GVMN và các yếu tố ảnh hưởng ở chương 2 và chương 3 của đề tài.
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu
Luận văn được thực hiện từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021 và được thực hiện trong 2 giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu lý luận và giai đoạn nghiên cứu thực trạng , xử lý kết quả nghiên cứu.
2.1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận (từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021) a. Mục đích nghiên cứu
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu nhận thức của GVMN về RLPTK và xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu;
- Xác định địa bàn và mẫu nghiên cứu. b.Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến nhận thức của GVMN về RLPTK. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhầm nâng cao nhận thức của GVMN về RLPTK.
- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn. c. Cách thức thực hiện
- Nghiên cứu tài liệu, văn bản. d.Kết quả nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu nhận thức của GVMN về RLPTK; - Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu;
- Bảng hỏi về nhận thức của GVMN về RLPTK.
2.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng (từ tháng 7/2021 đến tháng 10/2021) a. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng về nhận thức của GVMN về RLPTK;
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về RLPTK; -Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng mức độ nhận thức của GVMN về RLPTK.
b. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bảng hỏi về nhận thức của GVMN về RLPTK;
- Thu thập số liệu về thực trạng nhận thức của GVMN về RLTPK; - Xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn;
-Phân tích thực trạng thực trạng nhận thức của GVMNvề RLPTK và các yếu tố ảnh hưởng trên cơ sở những dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lí luận;
c. Cách thức thực hiện
- Tiến hành cho GVMN làm bảng hỏi;
- Thu bảng hỏi và phân loại, ghi mã số phiếu;
- Nhập dữ liệu từ những bảng hỏi hợp lệ vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0; - Phân tích độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi;
- Phỏng vấn sâu 9 giáo viên mầm non;
-Phân tích thực trạng nhận thức của GVMN về RLPTK và các yếu tố ảnh hưởng từ kết quả bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
Cách thức thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra bảng hỏi: Bước 1: Điều tra thử
Sau khi thao tác hóa khái niệm và xây dựng được bảng hỏi định lượng, tôi đã mời 20 giáo viên làm thử bảng hỏi. Sau đó tôi tiếp nhận phản hồi của 20 giáo viên trên và tiến hành điều chỉnh bảng hỏi.
Bước 2: Lập danh sách khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu viên sẽ liên hệ với ban giám hiệu và xin danh sách liên lạc của giáo viên thuộc các đơn vị. Sau đó nghiên cứu viên sẽ liên hệ với giáo viên thông qua Mail, số điện thoại để mời vào nghiên cứu.
Bước 3: Điều tra chính thức
Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 164 giáo viên đang công tác tại các trường mầm non. Tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi online thông qua công cụ Google Form. Link bảng hỏi online sẽ được gửi qua Mail đến giáo viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Bước 4: Thu thập bảng hỏi trả lời
Chỉ những bảng hỏi đã được hoàn thành 100% mới được tính và đưa vào nghiên cứu. Dữ liệu từ những bảng hỏi hợp lệ vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0
Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi
Độ tin cậy của bảng hỏi định lượng được kiểm định thông qua phép kiểm Cronbach’s Alpha. Theo Slater (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong khảo sát Cronbach’s Alpha (α) là:
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là rất tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể sử dụng được tương đối tốt;
+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với người trả lời.
Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Độ tin cậy của các thang đo dùng trong nghiên cứu
STT Thang đo Số câu hỏi Hệ số
Cronbach α
1 Khái niệm RLPTK 13 0,839
2 Dấu hiệu báo động đỏ về RLPTK 5 0,838
3 Đặc điểm của trẻ RLPTK 15 0,910
4 Nguyên nhân của RLPTK 9 0,835
5 Can thiệp cho trẻ có RLPTK 17 0,887
6 Chung 59 0,950
Hệ số Cronbach α của thang khái niệm RLPTK là 0,839; dấu hiệu báo động đỏ là 0,838; đặc điểm là 0,910; nguyên nhân là 0,835; can thiệp là 0,887; và chung là 0,950. Như vậy, vì các thang đo thành phần và thang đo đều nằm trong khoảng từ 0,8 tới 1,0 nên các thang đo lường là rất tốt. Cách thức thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn sâu:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn.
Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, nghiên cứu viên chuẩn bị một số nội dung sau: + Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi chép.
+ Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: các câu hỏi phỏng vấn (sắp xếp theo trình tự nội dung phỏng vấn), thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn.
+ Chọn mẫu phỏng vấn: - 9 giáo viên mầm non
+ Chọn hình thức phỏng vấn là phỏng vấn qua điện thoại.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn
Khi chính thức tiến hành phỏng vấn, nghiên cứu viên thực hiện một số nội dung sau: + Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu, mục đích phỏng vấn, đảm bảo bí mật cá nhân cho người phỏng vấn; phỏng vấn.
+ Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đảm bảo nội dung nhưng có thể thay đổi trình tự các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi. Người trả lời phỏng vấn cũng có quyền từ chối trả lời một số câu hỏi hoặc trả lời không theo trình tự câu hỏi của người phỏng vấn.
+ Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có sử dụng một số câu hỏi mang tính triển khai, mở rộng. Phỏng vấn có thể linh động tuỳ theo mạch của câu chuyện của từng khách thể. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn.
Bước 3: Xử lý dữ liệu phỏng vấn
Sau cuộc phỏng vấn, nghiên cứu viên tiến hành giải băng các cuộc phỏng vấn sâu. Sau đó tiến hành đánh giá chất lượng cuộc phỏng vấn.
Nội dung phỏng vấn sẽ được xử lý nhằm phân tích rõ hơn thực trạng nhận thức về RLPTK ở GVMN và nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. 2.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu
2.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại các trường mầm non trên thành phố Thủ Đức bao gồm: mầm non Tam Phú, mầm non Hoàng Yến, mầm non Hoa Đào, mầm non Linh Tây.
2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu định lượng
Mẫu của nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Mẫu điều tra định lượng bao gồm 164 giáo viên mầm non.
Bảng 2.2. Đặc điểm cá nhân và công việc của mẫu khách thể (n=164)
Đặc điểm khách thể Tần suất Tỉ lệ % Tuổi 20 đến 29 15 9,2 30 đến 39 125 76,2 40 tuổi trở lên 24 14,6 Giới tính Nam 0 0 Nữ 164 100 Tình trạng hôn nhân Độc thân 12 7,3 Đã kết hôn 57 34,8 Đã kết hôn và có con 81 49,4 Li thân/Li hôn 14 8,5 Trường công tác Hoa Đào 44 26,8 Hoàng Yến 48 29,3 Linh Tây 39 23,8 Tam Phú 33 20,1 Trinh độ Trung cấp và Cao đẳng 15 9,1 Đại học 143 87,2 Sau đại học 6 3,7
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 13 7,9 Từ 6 – 10 năm 101 61,6 Từ 11 – 15 năm 32 19,5 Trên 15 năm 18 11,0 Lớp phụ trách 19-24 tháng 17 10,4 25-36 tháng 23 14,0 Lớp mầm 32 19,5
Lớp Chồi 43 26,2
Lớp Lá 49 29,9
Vai trò
Cô chủ nhiệm 126 76,8
Cô giáo 33 20,1
Cô bảo mẫu 5 3,1
Được đào tạo phát triển trẻ em
Không 52 31,7
Có 112 68,3
Được đào tạo về RLPTK Không 125 76,2
Có 39 23,8
Được đào tạo về giáo dục đặc biệt Không 128 78,1 Có 36 21,9 Đã từng nghe về Tự kỷ Đã nghe 87 46,9 Nghe rất nhiều 77 53,1 Đã từng chăm sóc trẻ tự kỷ Không 57 34,8 Có 107 65,2
Tự tìm hiểu kiến thức qua sách báo khoa học
Không 15 9,1
Có 149 90,9
Biết tới tự kỷ qua nguồn
Báo chí/ Truyền hình/ Phát thanh 75 45,7 Internet 71 43,3 Trong gia đình có trẻ tự kỷ 36 21,9 Hội thảo về Tự kỷ 7 4,3 Trong lớp có học sinh tự kỷ 86 52,4 Trường Đại học 65 39,6
Bác sỹ, chuyên gia sức khỏe 49 29,9
Tự học 5 3,1
Mẫu phỏng vấn sâu:
Mẫu được chọn để phỏng vấn sâu gồm : 9 giáo viên mầm non đang giảng dạy ở các lớp khác nhau.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.1. Mục đích
Tổng quan tài liệu và xây dựng cơ sở lý luận về nhận thức của GVMN về RLPTK.
2.2.1.2. Nội dung
Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước và ngoài nước có liên quan đến nhận thức của GVMN về RLPTK. Tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài báo khoa học đã được công bố, bài tham luận đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
2.2.1.3. Cách thực hiện
Tìm kiếm tài liệu nhận thức về RLPTK ở giáo viên mầm non bằng các từ khóa tiếng Việt (nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ của trẻ ở giáo viên mầm non) và tiếng Anh (awareness regarding autism among preschool teacher) tại các thư viện học thuật như Pubmed, NCBI và Google Scholar. Chỉ chọn các công trình được công bố dưới dạng sách chuyên khảo (handbook, textbook), bài báo khoa học trong hệ thống ISI và Scopus và các công trình đăng trong hội thảo do các đơn vị học thuật chuyên ngành uy tín tổ chức.
Từ đó phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kết quả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những khoảng trống trong những nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận có liên quan đến nhận thức của giáo viên mầm non về RLPTK, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.2.1. Mục đích
Thu thập thông tin định lượng về thực trạng mức độ nhận thức của GVMN về RLPTK và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của GVMN về RLPTK.
2.2.2.2. Nội dung
Bảng 2.3. Nội dung bảng hỏi về mức độ nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ
STT Nội dung Số biến
quan sát Thang đo Phần 1: Thông tin nhân khẩu của khách thể khảo sát
1 Năm sinh 1 Định danh
2 Giới tính 1 Định danh
3 Trường học đang công tác 1 Định danh
4 Tình trạng hôn nhân 1 Định danh
5 Trình độ học vấn 1 Định danh
6 Thâm niên công tác 1 Định danh
7 Lớp học đang công tác 1 Định danh
8 Giáo viên chủ nhiệm 1 Định danh
9 Đào tạo về sự phát triển của trẻ em 1 Định danh
10 Đào tạo kiến thức về tự kỷ 1 Định danh
11 Đào tạo về RLPTK hoặc GDĐB 1 Định danh
12 Từng chăm sóc trẻ tự kỷ trong lớp học 1 Định danh
13 Tự tìm hiểu kiến thức 1 Định danh
Phần 2: Nhận thức của GVMN về khái niệm RLPTK
1 Từng nghe qua tự kỷ 1 Định danh
2 Hình thức biêt tới tự kỷ 1 Định danh
3 Khái niệm về RLPTK 13 Likert 4 mức độ (*)
Phần 3: Nhận thức về dấu hiệu RLPTK
1 Dấu hiệu báo động đỏ về RLPTK 5 Likert 4 mức độ (*)
2 Hành vi, giao tiếp, nhận thức, sức khỏe
của trẻ RLPTK 15 Likert 4 mức độ (*)
Phần 4: Nhận thức về nguyên nhân của RLPTK
1 Nhận thức đúng về nguyên nhân của
2 Nhận thức sai về nguyên nhân của
RLTPK 5 Likert 4 mức độ (*)
Phần 5: Nhận thức về can thiệp RLPTK
1 Can thiệp RLPTK sai 8 Likert 4 mức độ (*)
2 Can thiệp RLPTK đúng 9 Likert 4 mức độ (*)
Phần 6: Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức
1 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về RLPTK
5
Likert 4 mức độ
(*)4 mức độ tương ứng 0: Hoàn toàn không đồng ý; 1: Đồng ý một chút; 2: Khá đồng ý ; 3: Hoàn toàn đồng ý.
2.2.2.3. Cách tính điểm
Mỗi nhóm biểu hiện nhận thức của GVMN đánh giá bằng cách tính tổng điểm của các tiểu mục. Tổng điểm nhận thức chung là tổng điểm của 5 nhóm biểu hiện:
khái niệm RLPTK, dấu hiệu báo động đỏ của RLPTK, đặc điểm của RLPTK, nguyên nhân của RLPTK và can thiệp RLPTK.
-Khái niệm về RLPTK (B) = B1 – B13. Trong đó các mục được tính điểm ngược: B3.3, B3.4, B3.8, B3.12, B3.13. Điểm B càng cao thì mức độ nhận thức về