rối loạn phổ tự kỷ
Bảng 3.12. Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ qua so sánh việc được đào tạo về rối loạn phổ tự kỷ
Biểu hiện Đào tạo về RLPTK Giá trị p (*) Có Không ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Khái niệm RLPTK 1,56 0,24 1,44 0,29 0,02
Dấu hiệu báo động đỏ 2,04 0,82 1,37 0,83 0,00
Đặc điểm 1,89 0,49 1,70 0,40 0,04
Nguyên nhân 1,63 0,24 1,67 0,26 p>0,05
Can thiệp 2,09 0,45 2,06 0,42 p>0,05
Chung 1,84 0,25 1,65 0,27 0,00
Kết quả bảng 3.12 cho thấy sự khác biệt rất rõ giữa nhóm giáo viên được đào tạo về RLPTK có mức độ nhận thức hơn hẳn nhóm giáo viên còn lại ở biểu hiện nhận thức chung (ĐTB=1,84), khái niệm RLPTK (ĐTB=1,56) , dấu hiệu báo động đỏ (ĐTB=2,04), đặc điểm của trẻ tự kỷ (ĐTB=1,89). Kết quả này cũng cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc đào tạo kiến thức nhầm cải thiện hiểu biết về RLPTK.
3.2.7. Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ qua so sánh việc được đào tạo giáo dục đặc biệt giáo dục đặc biệt
Bảng 3.13. Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ qua so sánh việc được đào tạo giáo dục đặc biệt
Biểu hiện
Đào tạo về giáo dục đặc biệt
Giá trị p (*)
Có Không
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Khái niệm RLPTK 1,46 0,21 1,48 0,30 p>0,05
Dấu hiệu báo động đỏ 1,77 0,78 1,46 0,89 0,05
Đặc điểm 1,92 0,24 1,69 0,46 0,00
Nguyên nhân 1,75 0,19 1,64 0,27 0,02
Can thiệp 2,29 0,20 2,00 0,45 0,00
Chung 1,84 0,18 1,65 0,29 0,00
(*) Kiểm định T-test
Kết quả phân tích bảng 3.13 cho thấy: nếu được đào tạo thêm về GDĐB thì ngoài các biểu hiện đặc điểm, nguyên nhân, và hiểu biết chung về RLPTK đều tốt hơn thì đáng chú ý là các giáo viên này còn có khả năng có hiểu biết rất tốt trong việc can thiệp cho trẻ tự kỷ (ĐTB=2,29, p=0,00). Đào tạo về GDĐB là đào tạo những phương pháp giáo dục cho trẻ có rối loạn phát triển, đặc biệt là RLPTK thì các GVMN cho thấy mức độ hiểu biết có sự khác biệt rõ ràng với các giáo viên không nhận được sự đào tạo; nhất là trong biểu hiện kiến thức thực hành