THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm nonvề rối loạn phổ tự kỷ về rối loạn phổ tự kỷ
Để đánh giá về thực trạng nhận thức của GVMN về RLPTK, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 164 giáo viên mầm non về 5 biểu hiện nhận thức: (1) khái niệm RLPTK, (2) dấu hiệu báo động đỏ, (3) đặc điểm, (4) nguyên nhân và (5) can thiệp RLTPK. Các số liệu xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Thực trạng trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ
STT Biểu hiện nhận thức ĐTB ĐLC Thứ bậc
1 Khái niệm RLPTK 1,47 0,28 5
2 Dấu hiệu báo động đỏ RLPTK 1,53 0,87 4
3 Đặc điểm của trẻ RLPTK 1,74 0,43 2
4 Nguyên nhân của RLPTK 1,66 0,25 3
5 Can thiệp cho trẻ RLPTK 2,07 0,43 1
Chung 1,69 0,28
Như đã phân tích các biểu hiện của thang đo nhận thức bao gồm 5 biểu hiện hiểu biết là khái niệm, dấu hiệu báo động đỏ, đặc điểm, nguyên nhân và can thiệp RLPTK; cũng như phân tích các mức độ nhận thức ở Chương 2 (tổ chức và phương pháp nghiên cứu) thì mức độ nhận thức về RLPTK đi từ thấp, trung bình, khá và tốt. Nhìn chung, giáo viên mầm non khá hiểu biết về RLPTK (ĐTB nhận thức chung =1,69).
Trong đó, giáo viên hiểu biết rõ nhất là can thiệp cho trẻ tự kỷ (ĐTB=2,07) và
đặc điểm của trẻ RLPTK (ĐTB=1,74). Tiếp đến, GVMN cũng cho thấy hiểu biết của mình khá đầy đủ về nguyên nhân của RLPTK (ĐTB=1,66), cũng như là các dấu hiệu
báo động đỏ RLPTK (ĐTB=1,53). Cuối cùng, GVMN cho thấy hiểu biết còn hạn chế về khái niệm RLPTK khi đây là phương diện nhận thức thấp nhất (ĐTB=1,47).
Có thể thấy rằng, giáo viên mầm non đã có những hiểu biết khá đầy đủ và chính xác về các vấn đề của trẻ tự kỷ, từ việc can thiệp trẻ tự kỷ, cho đến đặc điểm và nguyên nhân của trẻ tự kỷ. Các biểu hiện nhận thức này liên quan tới công việc hằng ngày của GVMN khi các GVMN phải trực tiếp chăm sóc và giáo dục các trẻ em, đặc biệt là các trẻ em có vấn đề về phát triển, tự kỷ. Làm rõ những điều này thông qua việc phỏng vấn sâu; cô L.Đ.P.Q đang dạy lớp chồi chia sẻ: “trẻ tự kỷ nên được đi học lớp chuyên biệt giúp trẻ tiến bộ hơn trong việc hòa nhập. Tầm soát sớm cho trẻ trước khi cho trẻ nhập để phát hiện sớm, can thiệp sớm”.
Tuy vậy, về khái niệm RLPTK vẫn có những hạn chế nhất định (ĐTB=1,47). Một số nhận định về trẻ tự kỷ trong nội dung phỏng vấn sâu phản ánh những điều này, cô N.T.L chia sẻ: “trẻ tự kỷ giỏi tiếng anh, có nhiều dạng tự kỷ khác nhau. Trẻ tự kỷ thì có nhiều hành động vô thức như là nói chuyện một mình, hay bắt chước”.