Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm của

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 68)

rối loạn phổ tự kỷ

Câu hỏi khảo sát cho vấn đề này là “theo các thầy/cô, đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỷ là gì”. Nhận thức của GVMN về đặc điểm của trẻ RLPTK bao gồm biểu hiện về đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ tự kỷ, hành vi, nhận thức và các vấn đề sức khỏe của trẻ tự kỷ. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Thực trạng biểu hiện nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm của trẻ rối loạn phổ tự kỷ

STT Đặc điểm của trẻ RLTPK Tần suất (%) ĐTB ĐLC Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một chút Khá đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Trẻ tự kỷ chậm nói hoặc có vấn đề ngôn ngữ nặng 3,1 23,8 40,2 32,9 2,03 0,83

2 Trẻ tự kỷ hiếm khi đáp lại

tên của mình 12,2 30,5 28,0 29,3 1,74 1,01

3 Trẻ tự kỷ giao tiếp bằng cử

chỉ và giao tiếp mắt tốt* 18,9 23,2 37,8 20,1 1,41 1,01 4 Trẻ tự kỷ hiếm khi quan

tâm tới những người xung quanh

17,1 10,9 34,8 37,2 1,92 1,08

5 Trẻ tự kỷ hay nói nhại theo 25,0 25,0 32,3 17,7 1,43 1,05 6 Trẻ tự kỷ rất hiếm khi chơi

7 Trẻ tự kỷ rất hiếm khi hiểu

8 Lăng xăng, tăng động là dấu hiệu chính của trẻ tự kỷ*

31,7 23,2 21,3 23,8 1,63 1,16

9 Đặc trưng của tự kỷ là hay đập phá đồ đạc, gây hấn đánh nhau*

17,1 26,2 24,4 32,3 1,28 1,09

10 Trẻ tự kỷ chơi đồ chơi hoặc hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại

3,0 22,6 32,3 42,1 2,13 0,87

11 Trẻ tự kỷ rất khó chịu nếu

thay đổi thói quen 9,8 14,0 34,8 41,4 2,08 0,97

12 Nhiều trẻ tự kỷ lăng xăng,

tăng động 16,5 21,3 32,3 29,9 1,76 1,06

13 Trẻ tự kỷ nhận thức về mối nguy hiểm kém vì hạn chế khả năng suy đoán hoặc khái quát hóa kém

12,8 20,7 30,5 36,0 1,90 1,04

14 Trẻ tự kỷ thường gặp vấn

đề về giấc ngủ 24,4 20,7 26,8 28,1 1,59 1,14

15 Trẻ tự kỷ có thể kèm động kinh, vận động, các vấn đề về đường tiêu hóa, tiết niệu,...

36,0 20,7 23,2 20,1 1,27 1,15

Chung 1,74 0,42

(*) là những nhận định không chính xác, không có bằng chứng khoa học

Phân tích bảng 3.4 cho thấy GVMN nhận thức khá rõ về đặc điểm của trẻ tự kỷ (ĐTB=1,74). Trong đó đa số giáo viên đều có hiểu biết khá rõ về đặc điểm hành vi như“trẻ tự kỷ chơi đồ chơi hoặc hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại”

ngữ và giao tiếp như “trẻ tự kỷ chậm nói hoặc có vấn đề ngôn ngữ nặng”(ĐTB =2,03) ; “trẻ tự kỷ rất hiếm khi chơi giả vờ hoặc sắm vai” (ĐTB=2,05) , “trẻ tự kỷ hiếm khi quan tâm tới những người xung quanh” (ĐTB=1,9). Trên đây cũng là những biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ mà từ 1,5 tuổi thì người chăm sóc đã có thể quan sát được. Sau 3 tuổi, nếu trẻ có các dấu hiệu nguy cơ trước đó thì các đặc điểm này càng biểu lộ rõ. Trẻ thể hiện các đặc điểm về sự phát triển và RLPTK thông qua cách nói chuyện, chơi đùa, sinh hoạt và học tập. Vì vậy, GVMN có thể nhận thức rõ ràng và đầy đủ về các biểu hiện của trẻ tự kỷ thông qua các hoạt động chăm sóc, dạy học các trẻ em trong lớp của mình.

Tuy nhiên, các giáo viên chưa hiểu biết đầy đủ về các vấn đề sức khỏe của trẻ tự kỷ khi cho rằng“trẻ tự kỷ có thể kèm động kinh, vận động, các vấn đề về đường tiêu hóa, tiết niệu,...”(ĐTB=1,27); cũng như còn một số định kiến khi cho rằng

“đặc trưng của tự kỷ là hay đập phá đồ đạc, gây hấn đánh nhau” ( ĐTB=1,28). Kết quả phỏng vấn sâu làm rõ hơn những hiểu biết của các giáo viên: “trẻ tự kỷ trong lớp thường chỉ chơi một món đồ chơi duy nhất. Trẻ không biết diễn đạt điều mà trẻ muốn” ( Cô L.Đ.P.Q, dạy lớp chồi) ; hoăc khi nói về đặc điểm về giao tiếp của trẻ, cô T.T.Y cho rằng:“Trẻ tự kỷ hạn chế về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội, hạn chế về nhận thức”; “trẻ tự kỷ thì chậm nói và chậm giao tiếp cũng như các kỹ năng xã hội”,“tự kỷ có tính cách hung hăng: ăn vạ, hung hăng, đánh người. Trẻ tự kỷ ngại giao tiếp, không thích chơi chung”( cô N.T.T), hoặc

“trẻ tự kỷ thường dữ, đánh bạn hoặc tự làm đau bản thân nếu có người tranh giành”(Cô N.C.H).

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ CỦA TRẺ TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w