khái niệm RLPTK hơn hẳn các nhóm giáo viên khác (ĐTB=1,63, p=0,00). Tiếp đến, nhóm giáo viên lớp mầm lại cho thấy hiểu biết tốt hơn về đặc điểm của trẻ tự kỷ ( ĐTB=1,88, p=0,00) so với các giáo viên lớp nhà trẻ 25-36 và nhóm giáo viên lớp lá. Có thể thấy lớp nhà trẻ 19-24 tháng (độ tuổi các trẻ bắt đầu đến trường mầm non), cũng như lớp mầm (sau 3 tuổi) là thời gian vàng cũng như khoảng thời gian các biểu hiện của trẻ tự kỷ thể hiện một cách rõ ràng nhất. Vì vậy mà các GVMN được phân công giáo dục học sinh lớp nhà trẻ và lớp mầm cho thấy mức độ hiểu biết tốt hơn hẳn các giáo viên được phân công các lớp khác có thể được lý giải.
Cô P.T.K.D đang dạy lớp mầm, đã từng dạy qua nhiều lớp nhà trẻ cho biết
“trẻ thường biểu lộ rõ các vấn đề về tự kỷ khoảng trước 3 tuổi, lứa tuổi này trẻ nhận thức được mọi thứ xung quanh, có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ nếu trẻ đã biết nói. Còn trẻ tự kỷ thì không biết cách diễn đạt điều mình mong muốn” hoặc cô N.T. L có 11 năm kinh nghiệm dạy các lớp nhà trẻ cho biết “có thể phát hiện các trẻ tự kỷ lúc trẻ 3 tuổi do trẻ thường phải hoạt động chung với các trẻ khác, nếu có gì khác lạ sẽ phát hiện ngay.
3.2.4. Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ qua so sánh thâm niên củagiáo viên giáo viên
Bảng 3.10. Thực trạng nhận thức về rối loạn phổ tự kỷ qua so sánh thâm niên của giáo viên
Biểu hiện Dưới 5 năm (M1) 6 -10 năm (M2) 11 -15 năm (M3) Trên 15 năm (M4) Giá trị p (*) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Khái niệm RLPTK 1,49 0,29 1,49 0,30 1,34 0,21 1,61 0,12 M2>M3(p=0,01) M2>M4(p=0,03) M3<M4(p=0,00)
Dấu hiệu báo
động đỏ 1,46 0,52 1,57 0,89 1,44 0,76 2,06 0,87 p>0,05 Đặc điểm 1,59 0,38 1,77 0,48 1,68 0,37 1,83 0,10 p>0,05
Nguyên nhân 1,72 0,22 1,62 0,23 1,68 0,36 1,81 0,07 M2<M4(p=0,00) Can thiệp 1,98 0,43 1,96 0,44 2,36 0,28 2,24 0,25 M2<M3(p=0,00) M2<M4(p=0,00) Chung 1,61 0,23 1,68 0,30 1,65 0,19 1,90 0,20 M1<M4(p=0,00) M2<M4(p=0,00) M3<M4(p=0,00)
(*) Kiểm định One-way ANOVA, kiểm định post hoc Tukey
Nhìn chung, kinh nghiệm có liên quan tới mức độ nhận thức về RLPTK. Cụ