MỘT SỐ MÔ HÌNH CHƢA THÀNH CÔNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 29 - 34)

2.1 Một số mô hình chƣa thành công

Nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế, hỗ trợ sinh kế bền vững luôn là mảng can thiệp khó nhất trong công tác giảm nghèo. Ở một số địa phƣơng nỗ lực thực hiện giảm nghèo thông qua các hoạt động sinh kế cho giảm nghèo không mang lại kết quả nhƣ mong muốn. Thực trạng này thể hiện ở việc hỗ trợ giảm nghèo chƣa đồng bộ, chƣa sát với nhu cầu của dân, lập kế hoạch thiếu sự tham gia của dân, ngƣời dân chƣa đƣợc trao quyền và phát huy sự tham gia của họ vào hoạt động giảm nghèo.

2.1.1 Hỗ trợ giảm nghèo thiếu đồng bộ, chưa sát với nhu cầu của dân

Ở một số nơi đã triển khai dự án mô hình giảm nghèo đã lựa chọn sản phẩm, kỹ thuật không phù hợp với điều kiện điều kiện địa phƣơng và năng lực tiếp nhận của ngƣời dân, thiếu đồng bộ, chƣa phát huy sự tham gia của dân, tạo điều kiện để dân tự chủ động lựa chọn và thiếu khả thi về nguồn lực, chƣa bền về quản lý. Đây là lý do dẫn đến sự không thành công của một số mô hình nhƣ mô hình hỗ trợ giảm nghèo bằng dê bách thảo, mua giống trƣớc rồi thiếu kinh phí làm chuồng ở 5 xã thuộc huyện Quỳnh Nhai, Sơn La (Hộp 11).

Hộp 11. Giá bên trên phát tiền cho chúng tôi mua dê thì sẽ đƣợc con giống tốt hơn…

Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết 30a của Chính phủ cho các hộ nghèo, năm 2014, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã thực hiện các phương án hỗ trợ vật nuôi cho 7 xã, 96 bản với hơn 1.700 hộ nghèo. Huyện đã triển khai hoạt động hỗ trợ giảm nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ là 15 tỷ, trong đó hỗ trợ trực tiếp cho giống là 11,5 tỷ. Số tiền còn lại là hỗ trợ chuồng trại. Trong đó, có phương án hỗ trợ cho 96 hộ nghèo thuộc 5 xã nghèo bao gồm Mường Chiên, Chiềng Bằng, Mường Sại, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Khay của huyện nuôi bê lai bách thảo với 2 triệu đồng làm chuồng và 1 con dê giống. Cán bộ phòng nông nghiệp cùng cán bộ khuyến nông đã tăng cường về các bản hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê. Các hộ đã được nhận đủ con giống nhưng đến tháng 5 năm 2015 (đã gần 1 năm kể từ khi khởi động dự án), người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ làm chuồng do ngân sách cấp từ Trung ương về địa phương mới đủ hỗ trợ cho dân về giống, còn chuồng trại chưa có để hỗ trợ cho dân… Ông Lò Văn Huế ở bản Bon, xã Mường Chiên cho biết: “Dê dự án phát cho hay bị ốm và chậm lớn lắm vì nó không ăn tạp như dê ở bản. Một số hộ bản mình dê đã bị chết đấy. Dê bản tôi dễ nuôi hơn dê mang từ trên về... Giá bên trên phát tiền cho chúng tôi mua dê thì sẽ được con giống tốt hơn. Chúng tôi đã có dê mà vẫn chưa có tiền để làm chuồng”.

Không có chuồng xây theo đúng quy cách, bà con trong các bản ai có điều kiện thế nào làm chuồng thế ấy theo tập quán cũ của họ. Ở một số hộ dê đã bị bệnh chết, những hộ dê còn sống thì bị bệnh, chậm lớn và gầy yếu.

Thất bại của dự án trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

1. Mô hình sinh kế cho giảm nghèo chưa phù hợp với điều kiện địa phương, năng lực tiếp nhận của người dân: Dê bách thảo được đưa lên Quỳnh Nhai từ các tỉnh miền xuôi, cách thức chăm sóc chủ yếu là nuôi nhốt, khác nhiều so với dê bản địa. Nhưng người dân quen chăn nuôi thả rông theo tập quán của họ, nguồn thức ăn không đảm bảo, khí hậu không phù hợp và thiếu chuồng đúng quy cách nên đã bị chết hoặc chậm lớn.

2. Chưa đảm bảo yếu tố khả thi về kỹ thuật (cây, con sống, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao hơn cách làm cũ).

3. Thiết kế một dự án giảm nghèo chưa có tính đồng bộ, cấp con giống mà chưa làm chuồng.

4. Chưa phát huy sự tham gia của dân, chưa tạo điều kiện để dân tự chủ động lựa chọn (giống dê).

5. Bố trí một dự án giảm nghèo trên cơ sở chưa khả thi về nguồn lực. 6. Công tác quản lý yếu.

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Sơn La, 2015 2.2.2 Chưa được trao quyền và phát huy sự tham gia của dân

Một số nơi coi hoạt động giảm nghèo là công việc chuyên môn của các sở ngành, chƣa phân cấp trao quyền cho dân, dân chƣa đƣợc tạo điều kiện để tham gia, lựa chọn và quyết định trong triển khai các hoạt động giảm nghèo. Điều này đã dẫn đến sự thất bại của các can thiệp giảm nghèo (Hộp 12).

Hộp 12. Nuôi chim bồ câu để giảm nghèo ở Hà Giang

Để triển khai mô hình tăng thu nhập để giảm nghèo, Hà Giang đã xây dựng dự án hỗ trợ hộ nghèo nuôi chim bồ câu ở xã Nậm Bàn, Tà Lùng (huyện Mèo Vạc) và thôn Chu Phìn (huyện Hoàng su Phì). Các cán bộ dự án về tận các bản của hai xã nói trên tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cho các hộ tham gia vào dự án. Ở mỗi xã có 20 hộ nghèo được tham gia dự án và mức hỗ trợ là mỗi hộ 1 triệu đồng để mua chim bồ câu giống. Đến khi triển việc mua giống có hai cách làm khác nhau ở hai xã. Ở thôn Chu Phìn, cán bộ dự án đã chủ động về xuôi mua chim bồ câu về để phát cho các hộ. Mỗi hộ trung bình nhận được từ 9 đến 10 con chim. Còn ở các hộ ở xã Nậm Bàn được phát tiền và tự mua lấy chim giống ở địa phương

về nuôi. Với số tiền được hỗ trợ bình quân mỗi hộ ở Nậm Bàn đã mua được trung bình từ 10 đến 12 con. Sau một thời gian nuôi, bà con nông dân ở Chu Phìn gặp phải khó khăn như chim bị chết, một số con còn sống thì chậm lớn và không đẻ trứng. Ngươc lại, đàn chim của bà con nông dân ở Nậm Bàn không những không chết mà lớn nhanh, lại sinh sôi nảy nở. Sau hơn 2 năm thực hiện, nhiều hộ dân ở Nậm Bàn đã thoát nghèo.

Từ sự thành công của các hộ ở Nậm Bàn, Tà Lùng và chưa thành công ở Chu phìn có thể rút ra các kinh nghiệm cho triển khai các dự án giảm nghèo như sau:

Nên trao quyền cho dân, tạo điều kiện để dân tham gia, lựa chọn và quyết định trong triển khai các dự án (tự mua giống bồ câu). Trao quyền và tạo điều kiện cho dân sẽ tăng được lợi ích của dân.

Lựa chọn một giống vật nuôi phải xuất phát từ và phù với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương (đàn chim của Nậm Bàn là chim địa phương nên đã quen với điều kiện tự nhiên và chăm sóc của dân địa phương, đàn chim ở Chu phìn được mua từ dưới xuôi, nuôi và gột bằng thức ăn công nghiệp).

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015

Một số nơi nhƣ ở Lạng Sơn và các huyện Tây Thanh Hóa, các dự án cấp nƣớc sinh hoạt cho các hộ nghèo kém hiệu quả do thiết kế không sát thực tế, thiếu khảo sát và không có sự tham gia của dân, dẫn đến lãng phí đầu tƣ (Hộp 13 và 14). Hộp 13. Hỗ trợ xây dựng trạm cấp nƣớc ở Lạng Sơn

Yên Vượng (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) là xã có địa hình cao gồm đồi, núi đá hiểm trở, dân luôn luôn thiếu nước sinh hoạt. Để có nước họ phải đào giếng sâu tới vài chục mét hoặc phải khoan giếng rất tốn kém. Tuy nhiên vào mùa khô, nguồn nước cạn kiệt, họ vẫn không có nước để dùng. Trạm cấp nước sạch xã Yên Vượng được đầu tư vào 2005, tiến hành xây dựng và hoàn thành năm 2008. Tuy nhiên cho đến nay (2015) công trình vẫn chưa cấp được một giọt nước nào cho người dân và đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Đơn vị chủ đầu tư là UBND huyện Hữu Lũng, đơn vị trúng thầu trực tiếp thi công và lắp đặt là công ty Long Giang. Theo thiết kế, sau khi hoàn thành, công trình sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng 1000 hộ dân ở các thôn: Ao Sen, Nầm Thượng, Nầm Hạ, Trực Khoan, Cây Hồng, Sơn Đông. Tuy nhiên, sau ngày khánh thành, trạm nước nằm im bất động, bỏ hoang cho cỏ mọc. Đập chứa nước đầu nguồn cạn khô chứa toàn lá và cành cây. Máy bơm và các thiết bị đắt tiền bị tháo trộm và đập phá, 5 ngăn bể lọc trơ đáy.

Đường ống dẫn bị hoen gỉ, bị tháo trộm gần hết. Hiện nay công trình không có ai quản lý và đang xuống cấp nhanh chóng.

Nguồn: Anh Đức, 2015

Thiết kế không phù hợp với mật độ dân, thi công bằng vật liệu kém chất lƣợng, chƣa phát huy sự tham gia của dân nhất là ngƣời hƣởng lợi trong xây dựng.

Hộp 14. Xây dựng hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt tại Tây Thanh Hóa

Trong giai đoạn 2010-2013, có 60 công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung được đầu tư xây dựng tại 40 xã của 11 huyện miền núi Thanh Hóa (trong đó gồm 28 công trình thuộc Chương trình 134, 9 công trình thuộc Chương trình 135, 23 công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn). Tuy nhiên, nhiều công trình xây xong nhưng không sử dụng. Trong số 60 công trình được giám sát có hơn 30% công trình bị tắc, bị vỡ đường ống, nhiều vị trí bể lọc bị hỏng, bể nước không phù hợp với khu dân cư. Có nơi chỉ có 4-5 hộ dân sử dụng, nhưng đặt tới 2 bể (xã Văn Nho, huyện Bá Thước). Có nơi nhiều hộ sử dụng nhưng chỉ bố trí 1 bể (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh). Công trình cấp nước bằng nguồn nước tự chảy ở bản Na Ấu, xã Tam Thanh (huyện Quan Sơn) không sử dụng được do không có nước. Tuy nhiên, ngay cạnh công trình này, người dân tự đầu tư hệ thống giếng bơm, cung cấp cho hơn 30 hộ dân có nước sinh hoạt ổn định; tổng giá trị công trình của dân làm gần 30 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Việc thiết kế, thi công xây lắp nhiều công trình nước sinh hoạt ở miền núi chưa đảm bảo chất lượng. Hầu hết đường ống dẫn nước qua khe, suối nhưng không có trụ đỡ, cáp neo, nên bị nước cuốn trôi (xã Tam Thanh, Quan Sơn; xã Tam Văn, Lang Chánh, xã Thạch Lập, Ngọc Lặc; xã Thành Minh, Thạch Thành). Nhiều công trình chôn ống dẫn nước không đúng thiết kế, chưa đủ độ sâu, đa số nổi trên mặt đất, nên súc vật, phương tiện giao thông đi lại làm hư hỏng đường ống. Các bể nước mới sử dụng được khoảng 2 năm đã bị nứt, rò rỉ, không phát huy tác dụng. Hiện có 38 trong 137 công trình ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Thạch Thành và Ngọc Lặc không sử dụng được.

2.2 Một số nguyên nhân

Từ bất cập khi triển khai các hoạt động giảm nghèo kể trên, có thể rút ra những nguyên nhân cần tránh cho các địa phƣơng nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1 Chưa thật phù hợp trong phân công và triển khai dự án nhân rộng mô hình

Hợp phần dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo là các hoạt động tổng hợp đòi hỏi nhiều chuyên môn khác nhau nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại… tuy nhiên, cơ quan chủ trì là ngành lao động ở các địa phƣơng không có đủ chuyên môn để triển khai, nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Ở một số tỉnh, ngành lao động phải đi hợp đồng với các ngành khác để triển khai mô hình. Do đó, các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh nếu không có sự phối hợp chặt chẽ có thể dẫn đến triển khai các hoạt động giảm nghèo không sát, vì là nhiệm vụ “hợp đồng” với ngành lao động. Nên chăng hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo giao cho ngành nông nghiệp và công thƣơng triển khai.

2.2.2 Thiếu sự tham gia của người dân trong xác định nhu cầu, thiết kế và xây dựng

Nhiều dự án giảm nghèo vẫn áp đặt cách lập kế hoạch từ trên xuống, thiếu sự tham gia của ngƣời dân trong thiết kế, xây dựng, thi công và đóng góp nguồn lực. Do đó, các công trình nhƣ thủy lợi, nƣớc sạch đƣợc xây dựng không phát huy tối đa tác dụng, bị bỏ không và lãng phí.

2.2.3 Áp đặt, kỹ thuật chuyển giao chưa phù hợp với cộng đồng và người nghèo

Tại nhiều địa phƣơng, các hợp phần hỗ trợ sản xuất và các mô hình sinh kế thƣờng tập trung vào nông nghiệp, đƣợc thực hiện theo chủ trương áp đặt từ trên xuống, không đồng bộ và được giao cho cơ quan khuyến nông thực hiện. Hạn chế lớn nhất của cán bộ khuyến nông là quá chú trọng mặt kỹ thuật của mô hình mà chưa xem xét tính khả thi của kỹ thuật chuyển giao có phù hợp với đặc điểm kinh tế, tự nhiên và xã hội của cộng đồng người nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến “tính bền vững” của mô hình gảm nghèo.

2.2.4 Chưa chú trọng lựa chọn các sản phẩm phù hợp

Các mô hình phổ biến đƣợc hỗ trợ cũng chỉ thƣờng tập trung vào các nhóm “ứng dụng KH-KT”, cung đầu vào để “hỗ trợ sản xuất”, chưa chú trọng các mô hình lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh nghiệm, tập quán và truyền thống sản xuất, phát huy thế mạnh của địa phương và thị trường. Kinh phí thực hiện mô hình thƣờng phụ thuộc vào kinh phí do các chƣơng trình, dự án cấp và thƣờng bị thiếu, không kịp thời .

2.2.5 Quá thiên vào kỹ thuật và đầu vào, chưa chú trọng kết nối thị trường Các mô hình sinh kế thường tập trung cung cấp đầu vào và “nâng cao năng Các mô hình sinh kế thường tập trung cung cấp đầu vào và “nâng cao năng lực” nhƣ tập huấn phƣơng pháp và kỹ thuật nuôi, trồng thông qua kinh phí do các chƣơng trình, dự án cấp. Cách làm này dẫn đến: 1) Hỗ trợ theo kiểu “cào bằng”, dẫn đến mức hỗ trợ trên mỗi hộ nghèo thấp, không đủ “sức đẩy” giúp ngƣời dân thoát nghèo; 2) Đánh đồng đối tƣợng muốn nhận “cứu trợ” với đối tƣợng muốn nhận “hỗ trợ” để thoát nghèo; 3) Thiếu gắn kết với thị trƣờng và không đem lại thu nhập bằng tiền đủ để tái đầu tƣ; 4) Không tận dụng hoặc huy động đƣợc các nguồn lực khác để hỗ trợ ngƣời nghèo sản xuất (ví dụ nhƣ vốn (vay/tạm ứng), kỹ thuật viên từ các công ty tƣ nhân); 5) Chƣa tạo đƣợc điều kiện thuận lợi để ngƣời nghèo có thể vay vốn từ ngân hàng chính sách. Chƣa hƣớng dẫn ngƣời nghèo quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

2.2.6 Thiếu sự giảm sát và kiểm tra chặt chẽ

Các dự án giảm nghèo cần đƣợc giám sát và kiểm tra. Tuy nhiên, do chƣa phân cấp, chƣa phát huy đƣợc sự tham gia của dân, nên việc giám sát kiểm tra bị xem nhẹ, dẫn đến chất lƣợng đầu vào, chất lƣợng công trình kém, không phát huy đƣợc tác dụng.

2.2.7 Các điều kiện cơ bản cho mô hình thành công

Một mô hình sinh kế cho giảm nghèo để thành công cần phải có các điều kiện sau: 1) Phải phù hợp với điều kiện địa phƣơng, của thị trƣờng và năng lực tiếp nhận của ngƣời dân; 2) Đảm bảo yếu tố khả thi về kỹ thuật (cây, con sống, sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao hơn cách làm cũ;); 3) Thiết kế một dự án giảm nghèo phải đảm bảo tính đồng bộ, có sự liên kết giữa các hoạt động của dự án mô hình giảm nghèo, gắn kết sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng; 4) Phát huy sự tham gia của dân, tạo điều kiện để dân tự chủ động lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, đóng góp nguồn lực; 5) Bố trí một dự án giảm nghèo phải trên cơ sở khả thi về nguồn lực; 6) Đảm bảo bền vững về mặt quản lý.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 29 - 34)