Theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 48 - 50)

III. MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CÁC DỰ ÁN QUỐC TẾ Ở TÂY BẮC

3.2.7 Theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả

Theo dõi – đánh giá dựa trên kết quả cũng là một công cụ hữu hiệu để quản

lý, điều phối nguồn lực và xây dựng chính sách phù hợp. Công cụ này nên đƣợc áp dụng rộng rãi.

KẾT LUẬN

Các mô hình giảm nghèo cả thành công và không thành công đều tồn tại ở mức độ khác nhau ở Tây Bắc. Nhiều mô hình về cách làm của các địa phƣơng và các tổ chức quốc tế đã có tác động đáng kể đến giảm nghèo ở các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, không ít những trƣờng hợp dự án, mô hình giảm nghèo cần rút kinh nghiệm. Để giảm nghèo ở Tây Bắc, cần nhân rộng các bài học kinh nghiệm thành công và tránh lặp phải các sai lầm ở các mô hình chƣa thành công nhƣ đã thảo luận ở trên.

Để thực hiện thành công các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo, cần thiết phải: 1) Chú trọng tính toàn diện khi can thiệp giảm nghèo. Các giải pháp can thiệp giảm nghèo không thuần túy là sự hỗ trợ vật chất và tài chính mà còn bao gồm hỗ trợ nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho ngƣời dân, năng lực của cộng đồng trong lập kế hoạch có sự tham gia, đáp ứng nhu cầu giảm nghèo, giám sát và đánh giá; 2) Thực hiện trao quyền và phân cấp cho cấp dƣới nhất là thực hiện xã làm chủ, phân cấp cho ngành là điều kiện cơ bản để phát huy sự chủ động và sáng tạo trong thực hiện các chính sách và giải pháp giảm nghèo: 3) Thực hiện lập kế hoạch phát triển KT-XH và giảm nghèo ở các cấp, nhất là cấp xã có sự tham gia để ngƣời dân nâng cao nhận thức về quyền đƣợc tham gia vào quá trình lựa chọn ƣu tiên, ra quyết định, tham gia thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các quyết định; 4) Xây dựng quỹ Phát triển xã (CDF) là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo một cách bền vững; 5) Thực hiện hỗ trợ trọn gói, các cấp tỉnh, huyện, xã tiếp nhận một khoản kinh phí từ ngân sách và đƣợc trao quyền hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng khoản kinh phí đó cho các hoạt động giảm nghèo của địa phƣơng theo nhu cầu của cộng đồng, yêu cầu phát triển của địa phƣơng, tình hình thực tế tại địa phƣơng và quy định chung của Nhà nƣớc về quản lý tài chính và hạn chế can thiệp từ nhà tài trợ; 6) Các hoạt động can thiệp nhất là xây dựng mô hình sinh kế cho giảm nghèo nên đƣợc xác định trên cơ sở nhu cầu, năng lực của ngƣời thụ hƣởng. Coi trọng sự tham gia của khu vực tƣ nhân, liên kết doanh nghiệp với nông dân theo nhu cầu thị trƣờng và phát triển đƣợc chuỗi giá trị sản phẩm nhất là nông sản, cung ứng vật tƣ đầu vào, đầu tƣ phát triển sản xuất, chế biến sẽ góp phần đảm bảo cho ngƣời dân có sinh kế bền vững; 7) Tạo sự kết gắn cộng đồng, và sự hợp tác giữa các hộ ở địa phƣơng để hỗ trợ phát triển kinh tế và vƣợt nghèo; 8) Thực hiện quản trị cơ sở tốt và 9) Bồi dƣỡng ngƣời tiên phong, đi đầu về giảm nghèo trong cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anh Đức, 2015, Hữu Lũng - Lạng Sơn công trình tiền tỷ xây để ngắm, trên Báo moi.com truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015

2. Dự án Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2012-2015 (PRPP), 2014, Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng năng lực điều phối dự án PRPP, Hà Nội

3. DANIDA, 2007, Dự án Hỗ trợ Chƣơng trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (Agriculture and Rural Development Sector Support - ARD-SPS)

4. Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2015, Nghị quyết số 114/2005/NQ- HĐND ngày 3 tháng 7 năm 2015 về Quy định mức hỗ trợ ngân sách cho phát triển xã giai đoạn 2016-2020

5. IFAD, 2009, Dự án quan hệ đối tác vì ngƣời nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (3PAD)

6. IFAD, 2011, Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn Tuyên Quang: Tam Nong support Project Tuyen Quang-TNSP-IFAD

7. IFAD, 2015, Chƣơng trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa ở Hà Giang (CPRP)

8. SDC, 2011, Chƣơng trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp (PS-ARD)

9. SIDA, 2009, Dự án chia sẻ

10. Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong – MDRI (2014a), Báo cáo đánh giá định tính về thực trạng nghèo dân tộc thiểu số thông qua nghiên cƣu điểm các nhóm dân tộc Ba Na ở Chƣ Pah - Gia Lai và Thái ở Phù Yên - Sơn La 11. World Bank, 2015, Northern Mountain Povetry Reduction Porjects

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)