Mô hình sinh kế cho giảm nghèo

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 47 - 48)

III. MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CÁC DỰ ÁN QUỐC TẾ Ở TÂY BẮC

3.2.6 Mô hình sinh kế cho giảm nghèo

Kinh nghiệm triển khai các hoạt động giảm nghèo của các dự án của WB, IFAD, DANIDA, SDC và 3PAD đã chỉ ra các bài học kinh nghiệm cho xây dựng các mô hình sinh kế cho giảm nghèo bền vững cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Các hoạt động can thiệp nhất là xây dựng mô hình sinh kế cho giảm

nghèo nên được xác định trên cơ sở nhu cầu, năng lực của người thụ hưởng.

Tuy nhiên, cán bộ hỗ trợ giảm nghèo cần có năng lực hƣớng dẫn, định hƣớng, cung cấp thông tin và thiết kế mô hình một cách phù hợp để ngƣời dân có thể lựa chọn đúng và thụ hƣởng đƣợc các hỗ trợ.

- Coi trọng sự tham gia của khu vực tư nhân. Các đối tác của khu vực tư

nhân là nhân tố quan trọng để giải quyết vấn đề thị trường và phát triển được

chuỗi giá trị sản phẩm nhất là nông sản, cung ứng vật tư đầu vào, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến… Tại những địa phƣơng nghèo, doanh nghiệp địa phƣơng nhƣ các điểm thu mua nông sản, các công ty chế biến và xuất khẩu nông sản ở Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Giang… các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc kết nối nông dân với thị trƣờng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí các doanh nghiệp lớn trong một số trƣờng hợp, có tác động tích cực đối với việc nâng cao khả năng tiếp nhận và áp dụng khoa học, kỹ thuật mới trong sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao và ổn định, từ đó dễ tiếp cận thị trƣờng hơn.

- Kết nối nông dân với doanh nghiệp là điều kiện cơ bản giúp hình thành được các chuỗi nông sản. Điều kiện cần thiết để kết nối nông dân với doanh

nghiệp và thị trƣờng có thể bao gồm: Khung chính sách đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; ngƣời dân và doanh nghiệp có ý thức và/hoặc buộc phải tôn trọng các cam kết về cung ứng vật tƣ, bao tiêu sản phẩm, giá trần/giá sàn v.v… Năng lực của chính quyền địa phƣơng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; ngƣời dân tiếp cận đƣợc với nguồn vốn, đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp và có thông tin về thị trƣờng. Mô hình nhóm sở thích có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sản xuất để sử dụng sang sản xuất phục vụ thị trƣờng. Đây cũng là “cánh cửa” để nông dân nghèo có thể hợp tác với các nhóm có điều kiện kinh tế khá hơn, làm ăn giỏi hơn và với các doanh nghiệp tƣ nhân.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)