Hỗ trợ trọn gói

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 46 - 47)

III. MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CÁC DỰ ÁN QUỐC TẾ Ở TÂY BẮC

3.2.5 Hỗ trợ trọn gói

Hỗ trợ trọn gói: Kinh nghiệm triển khai các hoạt động giảm nghèo của Dự

án dự án chia sẻ (Sida), Chƣơng trình hỗ trợ ngân sách ngành NN&PTNT ARD SPS (DANIDA), Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (WB), Chƣơng trình hỗ trợ thực hiện Chính sách Tam Nông – TNSP (IFAD), Chƣơng trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp đã chỉ ra rằng hỗ trợ trọn gói

(package grant / block grant) là giải pháp hữu hiệu cho triển khai các hoạt động giảm nghèo ở các mức độ khác nhau: Chƣơng trình ARD SPS do DANIDA tài trợ ở Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên, áp dụng phương thức hỗ trợ ngân sách ngành, mở ra cơ hội rất thuận lợi cho ngành NN&PTNT lồng ghép nguồn vốn DANIDA với các nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc. Kinh nghiệm hỗ trợ trọn gói của các dự án quốc tế nói trên cũng đã chỉ ra rằng: Cần thực hiện hỗ trợ trọn gói, các cấp tỉnh, huyện, xã tiếp nhận một khoản kinh phí từ ngân sách và được trao quyền hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng khoản kinh phí đó cho các hoạt động giảm nghèo của địa phương theo nhu cầu của cộng đồng, yêu cầu phát triển của địa phương, tình hình thực tế tại địa phương và quy định chung của Nhà nước về quản lý tài chính và hạn chế can thiệp từ nhà tài trợ. Đơn vị thực hiện chính sách chịu trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cam kết tương ứng với khoản kinh phí đã nhận được. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra, giám sát và đánh giá: i) mức độ

đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu cam kết; và ii) mức độ tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tài chính chứ không can thiệp vào việc lựa chọn hoạt động, địa điểm thực hiện hoạt động và cách thức tổ chức thực hiện hoạt động. Tuy vậy, gần nhƣ tất cả các dự án đều chỉ có thể áp dụng mô hình hỗ trợ trọn gói trong khuôn khổ dự án của mình và nguồn lực của mình: Kinh phí dự án đƣợc chia thành nhiều gói, tƣơng ứng với các hợp phần (gói CSHT, gói hỗ trợ SX, gói thị trƣờng, gói quản lý và giám sát và đánh giá v.v…). Ngƣời dân và Ban quản lý Dự án các cấp phối hợp với chính quyền địa phƣơng lập kế hoạch sử dụng các gói tài trợ, thƣờng là theo định hƣớng chung của quy hoạch phát triển xã hoặc kế hoạch phát triển KT-XH năm năm của huyện, xã. Thủ tục quản lý tài chính, thanh quyết toán: theo quy định của dự án. Thực trạng này đòi hỏi cần có một cơ chế thống nhất đảm bảo có sự lồng ghép, hỗ trợ trọn gói giữa các dự án khác nhau trên cùng một địa bàn.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TÂY BẮC. GS. TS. Đỗ Kim Chung (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)